Em có nợ không? Em có quỹ dự phòng không? Đây không phải là những câu hỏi phổ biến trong buổi hẹn hò đầu tiên. Đối với hầu hết mọi người, việc nói về tài chính của mình là điều khiến họ lúng túng.

Theo Easy, mặc dù bạn không cần phải nói về vấn đề tài chính của mình trong các buổi hẹn hò , nhưng tài chính cho cặp đôi là cuộc trò chuyện mà bạn bắt buộc phải có trước khi nghĩ tới một viễn cảnh hôn nhân hạnh phúc. Đây chẳng phải là việc dễ dàng nhưng nó có thể giúp tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ. Hãy đọc tiếp để nhận được lời khuyên của Easy về 7 bước để nói chuyện với đối tác của bạn về chuyện tiền bạc.

Tại sao nên trò chuyện về tài chính

Tại một thời điểm nào đó, tài chính của người yêu có thể sẽ là vấn đề đối với bạn. Có thể các bạn sẽ chuyển đến sống cùng nhau, chia sẻ hóa đơn điện nước, tiền thuê nhà. Khi tài chính của bạn bắt đầu đan xen, thảo luận về tài chính là điều bắt buộc.

“Tài chính vẫn là một trong ba lý do hàng đầu dẫn đến ly hôn. Mọi người đều có những khó khăn nhất định về tài chính, việc thảo luận những điều đó với đối tác của bạn là điều rất quan trọng để tiến tới một mối quan hệ ổn định”

CEO Nguyễn Bá Phước

Mặc dù đã có nhiều cặp đôi chia sẻ với nhau về vấn đề tài chính, nhưng nhìn chung vẫn có những điều khó nói xung quanh chủ đề này. Văn hóa Á Đông cho rằng chủ đề khó thảo luận nhất với người khác là tài chính cá nhân . Sự kỳ thị về việc thảo luận về tài chính đã ngăn cản mọi người hiểu rõ hơn về nhau. Đôi khi đó là do sự đe dọa đến cái tôi của phái nam, vấn đề chia sẻ nợ nần, sự xấu hổ,…

vo chong noi chuyen


Khi nói đến vấn đề tài chính cho cặp đôi, tài chính gia đình, hầu hết họ đều gặp khó khăn trong việc ra quyết định về số tiền có thể trích ra để đầu tư. Một trong hai bạn là kiểu người tiết kiệm, trong khi người kia là tuýp người chi tiêu. Có nhiều tình huống trong cuộc sống có thể tạo ra căng thẳng về tài chính cho cặp đôi. Và một khi đã căng thẳng thì thấy một con kiến chạy ngang cũng có thể là lý do cho giọt nước tràn ly!

7 bước để việc trò chuyện về tài chính cho cặp đôi trở nên dễ dàng

Nếu bạn thấy mình đang cãi nhau với người yêu vì tiền, bạn không phải là người duy nhất. Tài chính là nguồn gốc thường gặp của những bất đồng. Nhưng bạn có thể học cách nói về tài chính một cách lành mạnh hơn, hiệu quả hơn. Hiểu rõ và trò chuyện lành mạnh về tài chính của bạn sẽ giúp tạo thêm niềm tin trong mối quan hệ. Mặc dù những lần đầu sẽ có một chút bỡ ngỡ, nhưng hãy thử 7 bước sau để trò chuyện về tiền bạc với đối tác của bạn.

1. Bắt đầu nói chuyện ngay bây giờ.

Khi mới bắt đầu mối quan hệ, hãy thẳng thắn về tình hình tài chính của bạn. Nếu một trong hai người đang chật vật với nợ nần hoặc có những mục tiêu tài chính rất cụ thể, đây là lúc các bạn nên nói ra.

EasyFinteach ADsBanner 2

Thái độ và quan điểm của mỗi bạn về tiền bạc không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nếu có sự khác biệt lớn thì có thể hai bạn cần phải thỏa hiệp.

Tốt hơn hết là bạn nên giải quyết những vấn đề này ngay từ bây giờ thay vì để chúng gây ra hiểu lầm hoặc tranh cãi sau này. Nói sớm và thường xuyên. Vấn đề tài chính phải là một cuộc trò chuyện thường xuyên chứ không phải chỉ một lần xả là xong .

Hãy coi những cuộc trò chuyện này giống như những buổi ‘trả bài’ thường xuyên, nơi các bạn có thể trấn an nhau và ngăn chặn những cuộc tranh cãi trong tương lai trước khi chúng trở thành vấn đề. Nhìn nhận tài chính của bạn một cách thực tế và bắt đầu nói về quan điểm của bạn về tiền bạc và tài chính cá nhân ngay từ đầu sẽ là quyết định sáng suốt.

2. Thiết lập quy tắc cho cả hai

Trước khi lao thẳng vào cuộc nói chuyện về tiền bạc với đối tác của bạn, hãy thiết lập một số quy tắc cơ bản. Tiền có thể là một chủ đề gây bực bội và đầy cảm xúc. Thật khó khi có những quan điểm và thái độ khác nhau về tiền bạc.

Đúng, cuộc trò chuyện có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn khó khăn, nhưng nếu luyện tập, bạn có thể cảm thấy nó giống như bất kỳ cuộc trò chuyện nào khác. Các quy tắc cơ bản của bạn có thể hơi khác một chút tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn, nhưng đây là một số ý tưởng Easy dành cho bạn:

  • Lần lượt phát biểu
  • Không tài lanh chen ngang
  • Không xấu hổ và đổ lỗi
  • Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát

3. Đừng biến nó trở thành một điều bất ngờ

Đừng làm đối tác ngạc nhiên bằng cuộc trò chuyện về tài chính của bạn mà không cho họ biết trước. Bạn không là thầy cô để gọi học sinh lên kiểm tra miệng một cách bất ngờ. Việc chuyển từ đèn xanh sang đèn đỏ lập tức khiến bạn thắng cháy phanh, vì vậy chúng ta cần đèn vàng, để mọi thứ tĩnh tâm lắng đọng lại trước khi đối diện với thử thách tiếp theo.

bat ngo


Nói về tiền là điều tốt. Nó cho phép bạn chia sẻ và tìm hiểu đối tác của mình nhiều hơn. Nhưng tung hỏa mù cho đối tác bằng cuộc trò chuyện kiểu này là một cách nhanh chóng để bắt đầu một cuộc cãi lộn nảy lửa. Hãy cho họ thời gian để có suy nghĩ đúng đắn và thu thập mọi thứ họ cần để có một cuộc thảo luận hiệu quả.

4. Sử dụng tư duy logic với dẫn chứng thực tế

Cách bạn tiếp cận các cuộc trò chuyện tài chính với đối tác của mình rất quan trọng. Trước khi bạn bắt đầu, hãy chuẩn bị những con số, dẫn chứng trực quan. Nhờ đó bạn hoàn toàn chủ động trong việc hiển thị thu nhập, chi phí, bảng sao kê thẻ tín dụng và bất kỳ điều gì khác mà bạn cần nói đến.

Bằng cách có sẵn các số liệu trước mặt và sẵn sàng thực hiện, bạn có thể đưa ra quyết định dựa trên thực tế và giữ mọi thứ đi đúng kế hoạch. Có thể con số tài chính của nửa kia không được như mong muốn, nhưng các bạn không nên giữ thái độ tiêu cực. Hãy nhớ rằng các bạn là một cặp đôi, mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu của mình. Những con số hoàn toàn có thể được cải thiện trong tương lai nếu hai bạn đủ nỗ lực.

Việc chia sẻ minh bạch những con số cụ thể thật sự rất cần thiết. Bởi một chiếc túi xách trị giá 3 triệu hoặc đôi giày thể thao có giá 4 triệu có thể là nguồn cơn của những cuộc cãi vã và rạn nứt về sau.

5. Cùng nhau tạo nên các mục tiêu về tài chính

Bạn muốn tổ chức đám cưới vào năm sau, nghỉ hưu sớm, sinh con hay mua nhà? Tất cả những điều này đòi hỏi rất nhiều kế hoạch tài chính. Khi nói đến tài chính và tiền bạc, giao tiếp là chìa khóa. Thật khó để đạt được mục tiêu của bạn nếu bạn không biết chúng là gì hoặc nhận ra nửa kia muốn gì. Việc tiết kiệm cũng sẽ dễ dàng hơn nếu các bạn có mục đích rõ ràng.

Thảo luận về ước muốn và mục tiêu của nhau là bước đầu tiên để biến chúng thành hiện thực. Sau đó, cả hai hãy cùng tìm cách để gia tăng thu nhập hoặc thỏa hiệp để cắt giảm các khoản chi tiêu không thật sự cần thiết.

Đọc thêm: Quản lý tài chính gia đình hiệu quả: Dành cho cặp vợ chồng

Hãy đưa ra những thỏa thuận phản ánh mức độ thoải mái của cả hai bên. Chia hóa đơn 50/50 nghe có vẻ công bằng, nhưng thu nhập và tâm lý khác nhau nên điều cần thiết là ‘giá cả phải chăng’. Ngay cả với các mục tiêu tài chính của bạn, hãy cố gắng linh hoạt và đừng buồn nếu một trong hai người gặp khó khăn. Chỉ cần thành thật, bạn có thể tiếp tục nhìn nhận lại mục tiêu của mình và tiến về phía trước.
Và nên nhớ, việc trả nợ lúc nào cũng cần sự ưu tiên hàng đầu.

6. Cuộc tình 2 người, trò chuyện 2 chiều

Cho dù bạn đang nói về việc chia hóa đơn tại một nhà hàng, thu nhập hay xem xét tình hình tài chính của mình thì đó đều là cuộc trò chuyện hai chiều. Cố gắng cởi mở về thái độ của bạn với tiền bạc. Không phải ai cũng có thể cảm thấy giống bạn và đó không hẳn là điều xấu.

phan

Mặc dù cuộc trò chuyện có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái nhưng nó cũng có thể thúc đẩy sự kết nối sâu sắc hơn. Luôn lắng nghe đối phương và cho nhau cơ hội nói chuyện cởi mở mà không phán xét.

7. Ngưng ngoại tình tài chính

Sau ngoại tình, tiền là thứ người ta nói dối nhiều nhất trong các mối quan hệ.
Theo một khảo sát gần đây cho thấy 32% những người trưởng thành trong các mối quan hệ nghiêm túc đã chi tiêu nhiều hơn mức mà đối tác của họ có thể chấp nhận được và 9% nắm giữ các khoản nợ bí mật.

Nói dối có thể gây ra các bất đồng, mẫu thuẫn và nói dối về nợ nần là một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội hàng đầu.

Để che đậy một lời nói dối sẽ phải dùng cả vạn lời nói dối và bạn sẽ lạc lối.

Quản lý tài chính cho cặp đôi rất quan trọng

Việc né tránh tranh cãi và căng thẳng trong một mối quan hệ hoàn toàn là bản năng tự nhiên. Nhưng cho dù bạn đang nghiêm túc với ai đó hay đang cân nhắc tiến tới hôn nhân, bạn nên học cách trao đổi về tài chính và thói quen chi tiêu của mình. Bạn cũng nên gặp cố vấn tài chính để thảo luận về các mục tiêu dài hạn của mình. Họ không chỉ có thể giúp bạn điều hướng các cơ chế phức tạp trong việc kết hợp tài chính với đối tác mà còn có thể giúp làm rõ các bước bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu của mình với tư cách là một người đồng hành.

Nhưng về dài hạn, bạn nên trau dồi kiến thức về tài chính gia đình để có thể tự thân xử lý, ứng xử, và sẽ tuyệt vời hơn nếu người bạn đồng hành của bạn cũng nghĩ vậy.

Bạn nghiêm túc và họ cũng đang thực sự nghiêm túc với bạn, thì việc đem lại một cuộc trò chuyện, hay trao cho nhau những giá trị công bằng là hoàn toàn khả thi. Và nếu bạn đang nghiêm túc về việc nghiên cứu thêm kiến thức về tài chính cho cặp đôi, tài chính gia đình thì Học viện tài chính tự doanh EasyFinteach sẵn sàng giới thiệu cho bạn về Combo Tài chính gia đình – Combo khóa học dành cho học viên có nhu cầu học tập toàn diện về Tài chính cá nhân, Đầu tư chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ và cách dạy con tư duy tài chính từ 3+

Chi tiết về Combo Tài chính gia đình

Easy mong bạn và người đồng hành sẽ luôn có những quyết định đúng đắn và cùng nhau đạt được mục tiêu thịnh vượng tài chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Có 4 bình luận

  1. Pingback: Quản Lý Tài Chính Gia đình Hiệu Quả: Dành Cho Cặp Vợ Chồng - EasyFinteach

  2. Pingback: 9 Bước để Bạn Xây Dựng Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả - EasyFinteach

  3. Pingback: 3 Sự Kiện Tạo Nên Sự Khác Biệt Quan điểm Về Tiền Bạc Giữa Các Thế Hệ - EasyFinteach

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *