Bố mẹ luôn cho chúng ta lời khuyên tiết kiệm tiền cho tuổi hưu, hay đừng tốn nhiều tiền cho du lịch và mua sắm. Ta điên đầu vì đứa con gen Z dùng hết tiền tiết kiệm để sắm chiếc iphone đời mới. Quan điểm về tiền bạc của mỗi thế hệ dường như chẳng phải điều dễ dàng để thấu hiểu. Bạn hỏi Easy vì sao ư?

George Orwell, một nhà văn người Anh có câu nói:

“Each generation imagines itself to be more intelligent than the one that went before it, and wiser than the one that comes after it.”
“Mọi thế hệ luôn hình dung rằng mình khôn ngoan hơn thế hệ trước, và sáng suốt hơn thế hệ sau”.

Mỗi thế hệ thường cách nhau 20 đến 30 năm, đó là khoảng thời gian đủ cho một lớp người có ý thức đầy đủ về bản thân đồng thời hình thành nên thế hệ tiếp theo. Thế hệ sau được nuôi dưỡng trong ý thức cũng như mong mỏi của thế hệ đi trước, đồng thời sẽ tự định hình những giá trị riêng của mình. Những giá trị riêng này phụ thuộc vào sự thay đổi trong hình thái xã hội hay xu thế thời đại, tuy nhiên vẫn gắn kết với thế hệ cũ thông qua dòng chảy huyết thống cùng các giá trị bản sắc văn hóa gia đình và dân tộc

Tại sao thế hệ BabyBoomer (1946 – 1964) hay thế hệ X (1965 – 1979) yêu thích sự tiết kiệm và an toàn tuyệt đối; và thế hệ Y(1980 – 1997), gen Z(1998 -2012) lại chạy theo chủ nghĩa tiêu dùng và đầu tư mạo hiểm như vậy?
Bối cảnh lịch sử là yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và tư duy của con người. Hôm nay hãy dành thời gian cùng Easy nhìn lại quá khứ để nhận thức rõ hơn về thực tại và tương lai nhé!

3 mốc thời gian ảnh hưởng lớn tới quan điểm về tiền của người Việt Nam

1986 – 1990: Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Vươn vai thoát khỏi cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp(CPI năm 1986 ~ 775%)

Trước năm 1975, để tối ưu nguồn nhân lực phục vụ chiến tranh, Đảng và Nhà nước áp dụng chính sách kinh tế kế hoạch hóa, tức thương nghiệp tư nhân bị loại bỏ, hàng hóa được phân phối theo tem phiếu, Nhà nước toàn quyền quyết định loại và khối lượng hàng hóa nào sẽ được sản xuất, hạn chế việc tự do mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập để phân phối lương thực theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định bắt buộc và mặt hàng mà một gia đình nào đó được phép mua.

xếp hàng đổi phiếu thời bao cấp

Đầu năm 1976, sau khi đất nước thống nhất Bắc – Nam, chính sách kinh tế kế hoạch hóa vẫn được áp dụng vì trước đó nó đã từng rất hiệu quả, khoảng thời gian này tới năm 1986, người ta gọi đó là thời kì bao cấp (trước đổi mới). Trong giai đoạn này Đảng ta thống nhất xóa bỏ tư sản mại bản(tư sản Hoa Kiều tại miền Nam kiểm soát hơn 80% ngành công nghiệp, 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu), xây dựng hợp tác xã để phục hồi cho nền kinh tế non trẻ sau chiến tranh.

EasyFinteach ADsBanner 2

Đỉnh điểm vào ngày 14/9/1985 Nhà nước công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền cũ đổi 1 đồng tiền mới phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương, dẫn tới tỉ lệ lạm phát năm 1986 đạt ngưỡng 775%.

Dẫn tới cuối năm 1986, dưới áp lực của tình thế khách quan, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thông qua chính sách cải cách toàn diện với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

1997: Internet chính thức đưa vào khai thác sử dụng ở Việt Nam

Internet tại Việt Nam được coi như chính thức bắt đầu từ cuối năm 1997. Ngày 19 tháng 11 năm 1997 là ngày đầu Việt Nam được hòa vào mạng Internet toàn cầu. Mở ra kỷ nguyên World Wide Web đến với người dân trong mọi lĩnh vực cuộc sống, xã hội.

lần đầu tiên có internet

Và đến những năm 2006 – 2011, Internet tại Việt Nam thực sự bùng nổ với mức phổ cập 30 triệu người dùng.

2005 – 2008: Thời điểm áp dụng Luật số 70/2006/QH11 của Quốc hội(Luật Chứng khoán), làn sóng IPO của doanh nghiệp nhà nước (Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ, Vietcombank, Petro Vietnam…)

Lần đầu tiên trong lịch sử, “Người Việt phát điên vì chứng khoán”, kênh huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp chứng kiến một kì tăng trưởng kỉ lục với tiền đề là sự kỳ vọng rất cao vào tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Cơn say tăng trưởng và lợi nhuận đã cuốn hút một lượng rất lớn nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Phiên giao dịch đầu tiên của năm 2006 (ngày 3/1/2006) chỉ số VNIndex đóng cửa mức 305,28 điểm, đến phiên giao dịch ngày 20/4/2006 chỉ số VNIndex đã lên đến 569,79 điểm, tăng 86,64%. Chỉ số VNIndex của thị trường chứng khoán Việt Nam lên gần 600 điểm vào đầu tháng 4 là chỉ số tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới chỉ sau Zimbabwe.

Từ tháng 11/2006 đến hết tháng 1/2007, VNIndex đã bùng nổ gấp đôi. VNIndex đạt đỉnh vào ngày 12/3/2007 với mức cao nhất trong ngày hôm đó là 1.179,32 điểm.

image

6 bước để bạn xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

Sự khác biệt!

Theo Easy, bỏ qua vấn đề khác biệt về tính cách, nền tảng cá nhân, thì khi một người bước vào độ tuổi lao động, yếu tố kinh tế, chính trị và các sự kiện thiên niên kỷ nêu trên là một vết hằn sâu trong tiềm thức của họ về cách tiền bạc vận hành.

Đối với thế hệ “đứa con của chiến tranh”, Xã hội ít có sự phân hóa giàu nghèo như hiện nay nhưng mức sống của người dân thấp. Những ngày đói ăn chỉ có tóp mỡ và khoai độn với cơm. Tất cả sinh viên ra trường đều được nhà nước phân công công việc nên không lo thất nghiệp nhưng không được tự chọn cơ quan làm việc cho mình. Đời sống tinh thần không có nhiều loại hình giải trí, mức độ tiếp cận chỉ ở lũy tre làng, “sự khác biệt” lúc này hầu như bằng không. Với thế hệ này, việc chăm chỉ, tiết kiệm dè sẻn là bắt buộc, vì không biết ngày mai trú bom dưới hầm sẽ lấy gì ăn, hay cũng chẳng chắc chắn chiến tranh sẽ lại tiếp diễn bất kì lúc nào. Tỉ lệ làm phát kinh khủng, buổi sáng ngủ dậy thì bạn biết rằng số tiền bạn tích góp 20 năm nay chỉ mua được 1 bao gạo thì hiển nhiên, vàng là chân ái! Đến nỗi thời nay vẫn còn tình trạng hũ vàng giấu dưới chân giường hay chôn ngoài gốc cau của các bác, các cụ.

Cuộc sống khó khăn càng tạo động lực để những thế hệ trước thêm khao khát mang lại cho con cháu mình một cuộc sống ổn định hơn. Chính vì thế, họ luôn cố gắng dành dụm, tính toán cho tương lai xa.

Thế hệ đổi mới , sinh ra trong thời kì ổn định về mặt chính trị, văn hoá, kinh tế và xã hội. Mặc dù những câu chuyện về khủng hoảng kinh tế, suy đồi đạo đức vẫn còn đầy rẫy trên các mặt báo, nhưng trên cơ bản, người trẻ không còn phải lo lắng đến tiếng bom đạn nổ ra bất chợt, hay nạn đói kéo dài từ ngày này qua tháng nọ nữa. Sự bùng nổ của internet là một đòn mạnh tác động tới thế hệ này. Internet với sự lan tỏa không giới hạn về thông tin đã đưa tới những giá trị sống mới, những lựa chọn mới mẻ bất tận. Nếu như thế hệ cha mẹ 6X và 7X đi qua thời kỳ đất nước khó khăn nên sẽ tập trung tích lũy để an hưởng tuổi già. Thì thế hệ 8X, 9X, gen Z lớn lên trong điều kiện kinh tế khá hơn, tiếp thu ảnh hưởng của lối sống phương Tây; nên họ sẽ muốn được hưởng thụ sớm hơn cũng như thử thách bản thân với những thành tựu mới. Sự bùng nổ của các kênh đầu tư, lợi nhuận trong vài tháng có thể bằng thu nhập làm công ăn lương trong cả năm.

Thời đại mới và cuộc sống ấm no cho phép người ta không quá đặt nặng vấn đề “phòng thân” cho tương lai. Chưa kể, khoản tiết kiệm của các thế hệ trước càng khiến người trẻ ỷ lại “điểm tựa tài chính vững chắc“, vẫn còn nhà để ở, còn bữa cơm để ăn, hoặc lý tưởng hơn là còn một ngân hàng không lấy lãi mang tên “người thân”.

Cuối cùng, dù trong thế hệ nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn đang đi song hành với nhau trong cuộc sống thường nhật. Và tất nhiên còn giao tiếp thì còn những bất đồng xảy ra. Theo Easy, thế hệ trước dành những lời khuyên về tiền bạc thường xuyên đối với con cháu của họ bởi lẽ chúng không khiến họ yên tâm được. Vấn đề giao tiếp của chúng ta ngày càng khó, nói được với nhau vài ba câu thì cái tôi đã dâng lên 9 tầng mây.

7 bước để vấn đề tài chính cho cặp đôi không còn là điều khó nói

Nhưng nếu chậm lại để mà ngẫm thì việc chúng ta chia sẻ với nhau về tình hình, về kế hoạch tài chính của bản thân với bố mẹ, với con cái để họ yên tâm khi nhìn thấy những quyết định sử dụng tiền bạc của ta phải chăng là một phương án khó khăn ư?

Không, việc nói về kế hoạch chẳng khó, cái khó là ta không có kế hoạch, hay nói ngắn gọn là ta đang còn mông lung trong đống tiền của chúng ta. Chính sự thiếu kế hoạch của thế hệ này sẽ tạo tiền đề cho sự vô kỉ luật về tài chính của thế hệ sau.

Con chúng ta sẽ vô thức học bằng cách nhìn cha mẹ cư xử, tư duy hằng ngày. Vậy nên việc nhận thức về tài chính cá nhân, tài chính gia đình là điều cực kì quan trọng và sẽ để lại hệ lụy to lớn. Chúng ta muốn duy trì sự thịnh vượng tài chính một cách bền vững thì ngay bây giờ bạn phải trau dồi kiến thức về tài chính cá nhân, tài chính gia đình để tạo nền móng cho các thế hệ sau này.

Tìm hiểu thêm: Khóa học Khai phóng tư duy tài chính 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *