Lập gia đình sẽ cho bạn một người đồng hành, sẻ chia đắng cay ngọt bùi, đồng thời cũng gấp đôi các vấn đề mà cả hai cần giải quyết. Quản lý tài chính gia đình là một trong số đó, tài chính không còn là bài toán của cá nhân nữa. Việc cùng nhau quản lý tiền bạc, thiết lập tài chính gia đình là việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hôn nhân.

Các vấn đề thường gặp trong tài chính gia đình

Theo thống kê tạp chí Women’S Health năm 2023, tài chính đứng thứ hai về nguyên nhân dẫn đến ly hôn (chỉ sau ngoại tình) của các cặp vợ chồng. Nhiều ý kiến cũng nhận định thói quen chi tiêu khác nhau, chênh lệch thu nhập, nợ nần….là những vấn đề tài chính tạo ra mâu thuẫn trong hôn nhân. Vị thế về tài chính với mỗi người có thể khác nhau, nhưng có một số vấn đề chung thường gặp trong tài chính gia đình, Easy xin phép thống kê như sau:

1. Bất đồng lối sống, quan điểm sử dụng tiền bạc

Khi kết hôn, bạn nhanh chóng nhận ra rằng đối tác của mình có thể có quan điểm khác nhau về mọi chủ đề, bao gồm tiền bạc và tài chính cá nhân. Bạn có thể là người tiết kiệm trong khi đối tác chi tiêu mà không cần suy nghĩ kỹ, bạn có thể bắt đầu bực bội với họ.

Lối sống là vấn đề tiếp theo thường gây ra vấn đề. Khi còn độc thân và khi đã có gia đình là hai điều khác nhau. Nếu bạn vẫn như thời còn độc thân thì bạn cần phải lưu ý điều này. Lối sống thích xa hoa và luôn ưu tiên những ham muốn. Sống theo chủ nghĩa khoái lạc này có thể kéo bạn và bạn đời vào những khó khăn tài chính vô tận.

2. Ngoại tình tài chính

Nếu bạn nghĩ rằng ngoại tình chỉ liên quan đến việc léng phéng với người khác thì hãy nghĩ lại. Có một thứ gọi là ngoại tình về tài chính. Ngoại tình về tài chính là khi bạn có tài khoản ngân hàng bí mật, khoản nợ khó nói hoặc những thứ khác cho thấy bạn chưa hoàn toàn thành thật với đối tác về tài chính của mình.

Ngoại tình tài chính

Các mối quan hệ được xây dựng trên sự tin tưởng. Khi niềm tin đó bị phá vỡ, sẽ có chỗ cho những bất đồng. Cởi mở và trung thực về tài chính của bạn là con đường tốt nhất để tiến tới những mục tiêu tài chính to lớn!

EasyFinteach ADsBanner 2

3. Thiếu giao tiếp trong chi tiêu và lập kế hoạch

Tiền bạc không phải là chủ đề trò chuyện lãng mạn trong mối quan hệ. Khi còn đắm chìm trong tình yêu, một phần tư tưởng “nam giới thể hiện sự galant bằng cách trả toàn bộ chi phí hẹn hò” khiến cặp đôi không hiểu rõ cách thức vận hành tài chính trong mối quan hệ của mình.

Đọc thêm: 7 bước để vấn đề tài chính cho cặp đôi không còn là điều khó nói

Quản lý tài chính gia đình

Khi tình yêu đó phát triển thành gia đình nhỏ, những mâu thuẫn ngầm trỗi dậy và gây khó khăn cho đôi bên. Mô hình gia đình truyền thống “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” gây ra nhiều trở ngại: Tiếng nói của người phụ nữ bị xem nhẹ, áp lực kinh tế dồn lên vai người chồng, khi cần chi tiêu thì thiếu hụt, cái không cần thì vung tay quá mức…

4. Rủi ro, các khoản chi đột ngột

Cho dù bạn đã có kế hoạch tài chính gia đình, những chi phí lớn bất ngờ vẫn sẽ xuất hiện. Điều này có thể bao gồm việc phải sửa chữa lớn nhà cửa, chăm sóc cha mẹ bị bệnh hoặc phải thực hiện một chuyến đi ngoài kế hoạch.

Vấn đề tài chính có thể phát sinh bất cứ lúc nào và thường là bất ngờ. Sự hiện diện của một quỹ khẩn cấp là cần thiết để giảm thiểu sự gián đoạn đối với các nguồn chi hiện hữu.

Nhưng thật không may, không phải ai cũng nhận ra tầm quan trọng của việc phân bổ một phần thu nhập vào quỹ khẩn cấp. Kết quả là khi khó khăn về tài chính ập đến, họ sẽ có xu hướng hoang mang, thậm chí mắc nợ.

5. Không được tư vấn tài chính trước hôn nhân

Giống như việc bạn đến gặp bác sĩ trị liệu để được tư vấn về các vấn đề cá nhân, bạn có thể cân nhắc việc tư vấn tài chính trước hôn nhân. Gặp gỡ cố vấn tài chính có thể giúp thảo luận các vấn đề tài chính và nhận được ý kiến ​​khách quan của bên thứ ba về tình hình tài chính của bạn.

Cố vấn tài chính có thể tư vấn cho bạn về cách quản lý tài chính trong cuộc hôn nhân của bạn.

Cách Quản Lý Tài Chính Hộ Gia Đình Đúng Cách

Sau khi biết được những vấn đề tài chính khác nhau đang tồn tại, bạn có thể khắc phục những vấn đề hiện có bằng cách áp dụng 9 cách quản lý tài chính gia đình sau đây:

1. Tính toán tất cả thu nhập

Cách đầu tiên để quản lý tài chính gia đình là cởi mở với bạn đời của bạn. Giao tiếp thẳng thắn có thể tạo ra sự hợp tác tốt, thực tế trong việc quản lý tài chính gia đình

Cởi mở không hề dễ dàng, cần có sự thích nghi để thực sự làm được điều đó. Tuy nhiên, miễn là bạn và đối tác của mình đều sẵn sàng nỗ lực, bạn sẽ không chỉ đạt được sự ổn định về tài chính mà còn đạt được sự hòa thuận trọn vẹn trong gia đình và duy trì cảm giác tin cậy.

Tính toán tất cả thu nhập

Bạn cũng có thể cân nhắc việc mở một tài khoản ngân hàng chung, điều này sẽ cho phép vợ chồng cùng nhau quản lý tài chính và giám sát các chi phí cũng như tiết kiệm cùng nhau.

2. Nhận biết nhu cầu và mong muốn

Chúng ta thường rơi vào tình huống vô tình tiêu tiền vào những thứ không thực sự cần hoặc nói cách khác là bị cảm xúc chi phối. Hiện tượng này có thể xảy ra khi bạn không thể tách rời nhu cầu khỏi mong muốn.

Nhu cầu là những thứ cơ bản mà ai đó phải đáp ứng để sinh tồn, chẳng hạn như thức ăn, quần áo, sức khỏe và nơi ở. Trong khi đó, ham muốn là thứ mà ai đó mong muốn nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết để đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Mong muốn nói chung là chủ quan và bị ảnh hưởng bởi tính cách, sở thích và thói quen.

Hãy dành chút thời gian để suy nghĩ và thảo luận với đối tác của bạn về nhu cầumong muốn. Liệt kê và phân loại chúng, điều này sẽ giúp bạn và đối tác của bạn dễ dàng đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Ví dụ, những mong muốn liên quan đến sở thích, sự nghiệp, gia đình, tài chính,…

3. Tạo thang đo mức độ ưu tiên tài chính

Easy mong bạn nhận thức và từ bỏ việc áng chừng bằng suy nghĩ để ra các quyết định chi tiêu.

Hãy lập một bảng điểm trực quan để đánh giá mức độ cần thiết của vấn đề . Viết ra tất cả những nhu cầu, mong muốn của bạn và đối tác, sau đó thực hiện chúng dựa trên khung điểm tự chấm của hai bạn. Thang mức độ ưu tiên phải được sắp xếp sao cho có thể đáp ứng được mọi nhu cầu, mong muốn của bạn và đối tác.

Thang đo mức độ ưu tiên tài chính

4. Ghi lại chi tiêu và thu nhập

Bước tiếp theo là lập bảng liệt kê tất cả chi phí và thu nhập. Ngoài việc theo dõi bằng số liệu tất cả các chi phí cố định và phát sinh, nó còn có thể được sử dụng làm tài liệu đánh giá hàng tháng, nhờ đó bạn có thể tiến gần hơn đến các mục tiêu tài chính

Và đừng quên đặt giới hạn cho các khoản chi tiêu sau khi theo dõi và có số liệu trung bình hàng tháng. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng hiện có trên Play Store và App Store để ghi chép.

sổ chi tiêu

Nhưng Easy tiết lộ thêm cho bạn, việc ghi chép bằng sổ giấy mang lại nhiều thời gian để bạn có cảm giác với tiền bạc hơn, và việc ghi từng con số ra sẽ giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính gia đình!

5. Chuẩn bị quỹ tiết kiệm, quỹ khẩn cấp và đầu tư

Nếu muốn duy trì sự ổn định tài chính, cũng như đạt được mức độ tự do tài chính. Bạn và đối tác của mình phải chuẩn bị quỹ tiết kiệm, quỹ khẩn cấp và khoản đầu tư.

Đối với quỹ khẩn cấp, bạn và đối tác của mình có thể cung cấp gấp 9 lần tổng chi phí mỗi tháng. Số tiền này có thể thay đổi nếu bạn và bạn đời đã có con. Đối với những người đã lập gia đình và có con, quỹ khẩn cấp cần chuẩn bị gấp 12 lần chi tiêu hàng tháng.

Nếu bạn gặp khó khăn trong cách quản lý tài chính của mình, bạn có thể cân nhắc việc thuê một cố vấn tài chính chuyên nghiệp, người có thể đưa ra lời khuyên và hướng dẫn về đầu tư và quản lý tài chính.

6. Đánh giá tình hình nợ của gia đình

Tỷ lệ nợ hoặc tỷ lệ nợ lành mạnh là dưới 30% thu nhập hàng tháng. Nếu khoản nợ hiện tại vượt quá 30%, bạn và đối tác phải xem xét lại các khoản chi phí hiện có và tìm cách giải quyết. Bạn có cần thêm thu nhập như thu nhập thụ động, …

7. Tìm thêm thu nhập

Việc quản lý tài chính gia đình không hề dễ dàng và đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như ý chí mạnh mẽ từ chính bạn và người bạn đời. Khi thu nhập hiện tại không thể đáp ứng nhu cầu hàng tháng thì gia tăng thu nhập là điều tất yếu.

Nhưng hãy cẩn thận vì bước đi sai lầm sẽ ảnh hưởng tới thu nhập hiện tại của gia đình bạn. Việc tự doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro bất khả kháng. Bước đi an toàn nên là bắt đầu với thứ bạn hiểu và có nhiều sự hậu thuẫn nhất.

8. Thực hiện đánh giá định kỳ

Cuối cùng và không kém phần quan trọng trong cách quản lý tài chính gia đình là hãy định kỳ đánh giá tất cả các phương pháp mà bạn đã thực hiện. Hãy thảo luận với đối tác của bạn và cố gắng giảm thiểu những sai lầm trong tháng tiếp theo.

Đánh giá tài chính gia đình

9. Học thêm kiến thức về tài chính gia đình.

Nếu bạn không đủ can đảm để làm theo lời tư vấn của các cố vấn tài chính, hoặc không may mắn để tìm ra một nhà cố vấn tài chính phù hợp! Đừng lo, hãy tham gia Combo Tài chính gia đình tại EasyFinteach – Combo khóa học dành cho học viên có nhu cầu học tập toàn diện về Tài chính cá nhân, Đầu tư chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ và cách dạy con tư duy tài chính từ 3+

Chi tiết về Combo Tài chính gia đình

Easy hiểu rõ việc tiền bạc không thể quyết định hạnh phúc, nhưng việc dùng tiền kém hiệu quả có thể cho ra những kết quả kém hạnh phúc! Hy vọng với bài viết này, bạn và đối tác có thể đạt được các mục tiêu tài chính chung cũng như xây dựng được mối quan hệ chan chứa niềm tin và sự hài hòa.

5/5 - (11 bình chọn)

Có 2 bình luận

  1. Pingback: 7 Bước để Vấn đề Tài Chính Cho Cặp đôi Không Còn Là điều Khó Nói - EasyFinteach

  2. Pingback: Vai Trò Của Phụ Nữ Trong Việc Quản Lý Tài Chính Gia đình - EasyFinteach

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *