Hồi còn nhỏ xíu, Easy thích làm giáo viên lắm. Trò chơi của bọn con nít thuở ấy là một đứa đóng vai cô giáo, mấy đứa còn lại đóng vai học sinh và cứ thế thay phiên nhau. Chơi miết từ trưa đến sẩm tối, chỉ nhớ lúc ấy cười rất tươi chứ chẳng nhớ dạy nhau cái gì. Lớp học kết thúc khi cô giáo và học sinh được phụ huynh gọi về, chơi say mê mãi không dứt quên cả giờ cơm có đứa còn ăn roi quắn đít. 

Lớn lên chút nữa, Easy thích làm hoạ sĩ truyện tranh khi mà trào lưu manga đang rầm rộ. Bao tiền tiêu vặt đều bỏ ra “đóng họ” cho quầy thuê truyện. Những “Conan”, “Nữ hoàng Ai Cập”, “Teppy”,” inuyasha”… đã được đánh đổi bằng cái bụng lép kẹp vì nhịn ăn sáng.

Đến giờ thì Easy làm về giáo dục tài chính, làm với tất cả kiến thức và sự chân thành với mong muốn thêm thật nhiều người tìm được hạnh phúc với tiền bạc.

Easy còn nhớ thế hệ của Easy khi thi đại học, rất ít ai hình dung được trường mình học, chuyên ngành mình chọn sẽ đào tạo gì, ra trường mình sẽ ra sao. Có người chọn theo định hướng của ba mẹ, của anh chị đi trước. Chọn vì việc này ra trường dễ xin việc, vì việc này lương cao. Có người chọn theo sở thích vì tên trường danh tiếng. Thậm chí có người chọn chỉ vì tỷ lệ chọi thấp với hi vọng chỉ cần đỗ đại học…

Việc định hướng nghề nghiệp sai đã dẫn đến những tú tài thất nghiệp, những kỹ sư, kế toán, hướng dẫn viên du lịch… phải làm trái ngành, trái nghề.

mat dinh huong nghe nghiep
Mất định hướng nghề nghiệp (Nguồn: Internet)

Thế nên mới có những người làm một công việc đến 15 – 20 năm nhưng luôn ở trạng thái chán chường. Nếu làm việc với họ, bạn sẽ thấy họ luôn cáu bẳn và khó chịu. Đương nhiên là họ không ghét bạn, họ ghét chính công việc của chính mình. Nhưng họ không từ bỏ nó, vì đồng lương đủ trang trải cuộc sống hoặc tệ hơn thế là ở lại chỉ vì… không dám thay đổi.

Những tiếng thở dài, những lời than vãn về công việc dễ dàng được nghe thấy ở bất cứ đâu.

Nếu bạn được định hướng nghề nghiệp đúng ngay từ nhỏ, được xây dựng kế hoạch và lộ trình cho nó chắc hẳn sẽ hạn chế được tình trạng này.

EasyFinteach ADsBanner 2

Và sau một thời gian thực hiện các khoá học giáo dục tài chính cho học sinh, giáo dục tài chính cho các gia đình và triển khai trò chơi giáo dục tài chính. Easy nhận thấy một trong những ứng dụng của “giáo dục tài chính cho trẻ em” chính là định hướng nghề nghiệp.

Vậy Giáo dục tài chính cho trẻ em là gì? Vì sao có thể dùng giáo dục tài chính để định hướng nghề nghiệp và ba mẹ sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả hãy cùng Easy làm rõ nhé!

Giáo dục tài chính cho trẻ em là gì?

Giáo dục tài chính cho trẻ em hiểu đơn giản là dạy trẻ em về tiền và những thứ xung quanh tiền. Trẻ sẽ hiểu được từ những nội dung cơ bản đến nâng cao giá trị của đồng tiền, cách làm ra tiền, sử dụng tiền, những chỉ số tài chính như lạm phát, lãi kép, lợi nhuận… tìm hiểu được sự vận hành của nền kinh tế cũng như các sản phẩm tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, bảo hiểm…

giao duc tai chinh cho tre em
Giáo dục tài chính cho trẻ em (Nguồn: Internet)

Trước hay sau thì tài chính cũng là yếu tố không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người. Vì vậy đứa trẻ được dạy về tài chính càng sớm thì càng có nhiều thời gian để tiếp thu kiến thức và trải nghiệm với kiến thức của mình. Rồi sau đó dùng những kiến thức, trải nghiệm đã có để có được một cuộc đời an nhàn, hạnh phúc.

Giáo dục đầu tư tài chính cho trẻ em: Nên hay không?

Vì sao giáo dục tài chính cho trẻ em giúp con định hướng nghề nghiệp?

Giáo dục tài chính giúp trẻ định hướng nghề nghiệp bởi 3 lý do sau:

Đa dạng sự lựa chọn

Khi có kiến thức về tài chính trẻ sẽ góc nhìn đa chiều về các ngành nghề trong xã hội hơn rất nhiều. 

Cụ thể một đứa trẻ bình thường chỉ có thể biết các nghề nghiệp qua công việc của bố mẹ, người thân hoặc qua sách báo. Đa phần sẽ gói gọn với những công việc thân quen như:  giáo viên, cảnh sát, bác sĩ, kỹ sư…

Một đứa trẻ đã được học về tài chính, hiểu cách nền kinh tế vận hành sẽ biết thêm nhiều ngành nghề khác. Trẻ có thể biết đến những công việc liên quan đến tài chính như nhà đầu tư, chuyên gia tư vấn tài chính, tư vấn viên bảo hiểm, môi giới bất động sản… 

Sự đa dạng để lựa chọn và hiểu biết về nhiều ngành nghề sẽ giúp trẻ dễ tìm thấy công việc phù hợp với bản thân. 

Biết lập kế hoạch và định hướng tương lai

Với một đứa trẻ thông thường lớn lên làm gì có thể chỉ là sở thích nhất thời hoặc bị ảnh hưởng từ gia đình, sách báo hay phim ảnh. 

Nhưng với một đứa trẻ được giáo dục tài chính, tư duy sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. 

Chúng ý thức được tầm quan trọng của một công việc trong cuộc sống của người trưởng thành. Chúng cũng được dạy cách lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và cho đi. Vì vậy lâu dần sẽ hình thành lên một cá thể có kỷ luật, có định hướng rõ ràng. Khi ấy suy nghĩ về công việc cũng chín chắn hơn các bạn đồng lứa. Trẻ có thể lên kế hoạch về tài chính và kiến thức để phục vụ cho mục tiêu nghề nghiệp tương lai của mình.

Thấu hiểu bản thân và cuộc sống

Khi được giáo dục tài chính trẻ em sẽ trân trọng tiền bạc và hiểu giá trị thực sự của đồng tiền. Vì vậy chúng không dễ dàng bị lệ thuộc vào tiền bạc mà biết sử dụng tiền như công cụ phục vụ cuộc sống. 

Với chúng, tiền quan trọng nên phải lựa chọn công việc không chỉ đúng sở thích, đúng sở trường mà còn phải mang lại giá trị vật chất. Tuy nhiên tiền không phải là mục đích sống nên sẽ không vì tiền mà bất chấp làm mọi thứ.

Giáo dục tài chính thành công là giúp trẻ biết sử dụng tiền, để mang lại sự hạnh phúc trong cuộc sống. Vì vậy, trẻ em được giáo dục tài chính sẽ luôn biết lựa chọn một công việc hạnh phúc về tinh thần và vật chất chứ không bao giờ làm chỉ để mưu sinh. 

Ba mẹ sử dụng công cụ tài chính trong định hướng nghề nghiệp cho con như thế nào?

Giáo dục tài chính tại Việt Nam khá phổ biến vào các năm gần đây. Nhiều dự án giáo dục tài chính được tiến hành, nhiều trường đã áp dụng giáo dục tài chính tiểu học. Đó thực sự là một điều may mắn. 

Mục tiêu của Easy cũng là giáo dục tài chính cho trẻ em. Hiện tại EasyFinteach có một số khoá học về tài chính liên quan đến trẻ em bạn có thể tham khảo như:

“Dạy con tư duy tài chính” – Khoá học dành cho các bậc phụ huynh có con từ 3 tuổi. Mục tiêu sau khoá học ba mẹ có thể dạy con về tài chính (phù hợp với từng lứa tuổi), biết cách sử dụng tiền hợp lý, rèn luyện cho con những thói quen tốt.

“Tài chính trẻ em” – Khoá học dành cho các bạn nhỏ từ 6 tuổi. Mục tiêu khoá học giúp các bạn hiểu biết những khái niệm cơ bản về tài chính, vận hành của nền kinh tế, các sản phẩm tài chính, hình thành các thói quen tốt với tiền bạc…

Tuy nhiên giáo dục tài chính cho trẻ em là công cụ hiệu quả chỉ khi bạn hiểu và vận dụng nó đúng cách. Vì vậy Easy xin mời ba mẹ tham khảo một số lưu ý sau:

  • Ba mẹ cũng cần hiểu đúng đắn về tài chính để dạy con về tài chính. Vì tư duy của ba mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến con trẻ nên ba mẹ cần có tư duy tài chính đúng đắn. Nếu ba mẹ còn có chút băn khoăn về nội dung này. Ba mẹ có thể tham khảo nội dung trong “Khai phóng tư duy tài chính 1”. Kiến thức trong “Khai phóng tư duy tài chính 1” cũng giúp ba mẹ quản lý tài chính gia đình thêm hiệu quả.
  • Cho con tham gia các khoá học tài chính phù hợp với lứa tuổi nhưng luôn theo dõi đồng hành cùng con. Một khoá học có thể kéo dài vài ngày đến vài tháng và có thể lặp lại hàng năm nhưng sẽ thành vô ích nếu không có sự đồng hành của ba mẹ. Chỉ có ba mẹ mới giúp con mang kiến thức được học áp dụng vào cuộc sống hiệu quả nhất. Vì vậy ba mẹ nên theo sát nội dung con học, trao đổi với giảng viên để tham khảo phương pháp hiệu quả nhất cho bé nhà mình.
  • Giúp con hiểu đúng về bản thân để định hướng nghề nghiệp phù hợp. Easy hay sử dụng triết lý IKIGAI khi nói với con về công việc. “Iki” trong tiếng Nhật có nghĩa là cuộc sống, còn “gai” là kết quả hoặc giá trị. IKIGAI hiểu là “Giá trị cuộc sống” hoặc “Lý do để tồn tại”. Khi áp dụng vào việc định hướng nghề nghiệp nó mang ý nghĩa một công việc đem lại những giá trị cho bạn. Ikigai là điểm chính giữa – là kết quả được mong muốn nhất khi bốn yếu tố sau có sự giao thoa:
  • Thứ bạn thích (What you love)
  • Thứ bạn giỏi (What you are good at)
  • Thứ giúp bạn kiếm tiền (What you are paid for)
  • Thứ mà thế giới và xã hội cần (What the world needs)

image 2
Mô hình IKIGAI (Nguồn: internet)

Bạn có thể hỏi con thứ con thích làm là gì? Sở trưởng của con là gì? liệu con có thể kiếm tiền từ việc đấy không? Và con nghĩ xã hội cần gì ở con hay con muốn đóng góp gì cho xã hội?…

Từ câu trả lời của con bạn có thể phân tích, làm rõ, khích lệ con để con có bức tranh nghề nghiệp rõ ràng hơn. Bức tranh này có thể biến đổi theo thời gian, nhưng điều đấy không đáng lo ngại. Quan trọng là con ý thức được bản thân của mình và có bạn đồng hành trên hành trình tìm kiếm công việc mà mình phù hợp.

Hi vọng những gì Easy chia sẻ sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp cho con từ sớm một cách hiệu quả. Và cũng hi vọng thế hệ trẻ sẽ không còn những tiếc nuối hay bỡ ngỡ như chúng ta khi bước chân vào độ tuổi trưởng thành, vì đã được chuẩn bị kỹ càng. 

Như một câu nói quen thuộc của Colin Powell: 

“ Không có bí mật nào tạo nên thành công. Đó chỉ là kết quả của sự chuẩn bị, làm việc hết sức mình và rút ra kinh nghiệm từ sự thất bại”.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *