Hôm nay Easy sẽ chia sẻ 3 bước để thành công trong quản lý tài chính gia đình? Nhưng trước hết, bạn có bao giờ gặp thất bại với việc quản lý tài chính của bản thân mình không?

Easy thì có rồi, thậm chí còn không dưới chục lần. Thực lòng, Easy luôn thấy việc quản lý tài chính cá nhân, quản lý tài chính gia đình không dễ dàng chút nào.

Easy đã từng nghe người này người kia chia sẻ cách làm của riêng họ. Easy làm theo và thất bại. 

Rồi đến một ngày đọc một quyển sách của ai đó, Easy thấy vô cùng đúng đắn. Easy lại làm theo và lại thất bại.

Cứ như vậy, người ta làm và thành công. Easy cũng làm mà chẳng hiểu sai ở đâu vẫn thất bại.

Mãi đến rất lâu sau này, Easy mới nhận ra mình sai ở đâu. Và Easy muốn chia sẻ với bạn – Câu chuyện về việc quản lý tài chính gia đình của Easy. Easy hi vọng khi nói ra ít nhiều có thể giúp cho một ai đó.

Một ngày nhận ra…. mình phải quản lý tài chính gia đình

Khoảng những năm 2011 – 2012 Easy chuẩn bị kết hôn. Phải nói thật là trước đấy dù có thu nhập khá tốt nhưng Easy không có khoản tích luỹ nào cả. Và đáng nguy hiểm hơn là Easy không thấy đó là chuyện quan trọng. Với tư tưởng yêu bản thân, việc tiêu xài không phải suy nghĩ làm Easy rất thoải mái.

Nhưng khi kết hôn thì lại khác. Nếu trước khi kết hôn tài chính độc lập là chuyện cá nhân  thì sau khi kết hôn nó không thể như vậy nữa. Đặc biệt với hôn nhân nó không phải là 1+1=2. Nó là chuyện 1+1= hạnh phúc của cả 1 gia đình.

EasyFinteach ADsBanner 2

Mỗi người khi bước chân vào hôn nhân phải khoác thêm vai trò mới. Bạn được làm chồng, làm ba, làm vợ, làm mẹ, sống cũng không chỉ vì bản thân mà còn trách nhiệm với con cái và tương lai của chúng. Và Easy cũng vậy, thấy mình phải sống có trách nhiệm hơn với người bạn đời của mình.

Tuy nhiên, khi đấy tư duy tài chính của Easy rất hạn chế. Một phần là thời điểm đó không có nhiều công cụ để tiếp cận kiến thức tài chính cá nhân. 

quan ly tai chinh gia dinh trong hon nhan

Nếu như bây giờ bạn hoàn toàn có thể đến các chuyên gia để được tư vấn quản lý tài chính cho các cặp vợ chồng mới cưới. Thì cách đây 10 năm chuyện đó vô cùng lạ lẫm với nhiều người. Trong đó có Easy. Chính vì vậy dù ý thức được là mình cần phải quản lý tài chính gia đình. Nhưng quản lý như thế nào cho hiệu quả? – câu hỏi Easy chưa có câu trả lời.

Chưa biết phải làm sao nhưng vẫn cứ phải làm. Và cũng từ đó cũng bắt đầu những chuỗi ngày quản lý tài chính gia đình đầy biến động của Easy.

Hành trình của những trải nghiệm và thất bại

Ban đầu Easy cũng chỉ nghĩ đơn giản là mình sẽ cầm tiền và chi tiêu chung cho gia đình. Mình sẽ ghi chép lại việc chi tiêu cẩn thận và cố gắng không lãng phí.

Lý thuyết là thế nhưng khi thực hiện mới thấy rất khó. 

Việc ghi chép rất dễ chán, cảm giác mất thời gian. Chưa kể đến là Easy luôn có tâm lý xót tiền khi ghi lại các khoản chi tiêu của mình. Thât buồn cười nhưng thực tế là Easy còn trốn tránh việc ghi chép.

Còn thói quen mua sắm thì thực sự rất khó thay đổi. Dù biết là mình đã có gia đình nhưng gần như Easy cũng không kiểm soát được việc mua sắm của mình so với trước khi kết hôn.

Vậy nên tài chính gia đình của Easy như một mớ bòng bong.

Easy tham khảo ý kiến của một số người bạn và học cách chi tiêu của họ. Nhưng sinh hoạt mỗi nhà khác nhau. Easy cũng có làm theo nhưng không hiệu quả. Chưa kể việc “sống” theo một ai đó cũng không thoải mái.

Rồi Easy đọc sách, nghe podcast của những chuyên gia tư vấn tài chính gia đình. Quả thật những điều họ nói rất có lý. Easy ngay lập tức quyết tâm cao. Có điều chỉ sau 1 thời gian thường là vài tuần Easy lại thấy không có động lực để tiếp tục.

Trải qua những lần như vậy cùng áp lực công việc, cuộc sống và nuôi dạy con. Có lúc Easy nghĩ hẳn là mình không phù hợp với việc quản lý tiền bạc. Thôi kệ, cứ để đến đâu hay đến đó. Vậy là Easy quay về những ngày tháng cứ xoay vòng vòng giữa việc thiếu trước hụt sau, rồi cũng chẳng có tiền dư ra dù làm việc rất chăm chỉ. 

me bim dau dau voi tai chinh

Chắc Easy cứ mãi vậy nếu không đến 1 ngày khi Easy than phiền với một người bạn về việc quản lý tài chính gia đình của mình. Cô bạn đấy đã hỏi Easy “Thế bảng cân đối tài chính gia đình của cậu đâu?” rồi nghe cô ấy nói, Easy mới biết hoá ra lâu nay mình chẳng biết gì về quản lý tài chính cả.

Easy đã nhận ra lý do vì sao mình làm theo người khác mà luôn sai. Vì một lý do rất đơn giản. Vì chúng ta vốn dĩ rất khác nhau. Và Easy không có kiến thức nền nhưng lại luôn làm theo người khác một cách máy móc.

Vì Easy là chính Easy chứ không phải là 1 ai khác. Nên phải hiểu mình cần gì? muốn gì? có thể làm được gì hay không thể làm được gì?

Không thể đem 1kinh nghiệm của ai đó thành công để áp đặt mình cũng phải thành công như họ. Bạn có thể thành công, hoàn toàn có thể thành công theo cách của riêng mình.

Chính vì thế Easy nhận ra thứ mình cần không phải là câu chuyện của một ai đó để đóng vai họ. Thứ Easy cần là kiến thức quản lý tài chính gia đình đúng để Easy có thể chủ động áp dụng cho chính gia đình của mình.

Trong rất nhiều sự lựa chọn Easy đã tham gia khoá học “Khai phóng tư duy tài chính 1 – Để có cả tiền lẫn của”. Khóa học này thực sự phù hợp với ai đang loay hoay trong việc quản lý tài chính cá nhân quản lý tài chính gia đình.

Nhờ khoá học này Easy đã rút ra được 3 nguyên tắc quản lý tài chính gia đình hiệu quả với mình.

3 nguyên tắc quản lý tài chính gia đình hiệu quả của Easy

1. Đồng hành cùng nhau trong việc quản lý tài chính gia đình.

Trước đây một phần vô cùng thiếu sót là Easy đã không nhờ người bạn đời của mình cùng hỗ trợ mà cứ một mình tự xoay sở. Sau này mới thấy khi cả hai cùng chia sẻ mọi việc đều dễ chịu hơn rất nhiều. Vợ hoặc chồng mỗi người sẽ có 1 thế mạnh riêng trong quản lý tài chính gia đình.

Ví dụ nếu chồng quản lý chi tiêu tốt hơn vợ, thì có thể giao việc quản lý chi tiêu cho chồng. Nếu vợ có khả năng nâng cao thu nhập tốt hơn thì hãy giao việc ấy cho vợ và chồng hỗ trợ thêm ở những mảng khác. Khi chúng ta cùng hợp lực thì tận dụng ưu điểm, hạn chế nhược điểm chính là cách thực hiện kế hoạch tài chính gia đình hiệu quả nhất.

Quản lý tài chính gia đình hiệu quả cho cặp vợ chồng

Như Easy khi học xong “Khai phóng tư duy tài chính 1” Easy đã ngồi lại với người bạn đời của mình để chia sẻ kiến thức. Sau đó, hai vợ chồng lập báo cáo tài chính gia đình đo lường “sức khỏe tài chính gia đình” và lên kế hoạch tài chính trong 5 năm tới. 

vo chong noi chuyen

Khi có kế hoạch tài chính bức tranh tài chính gia đình sẽ trở lên rõ ràng hơn. Bạn sẽ biết mình phải làm gì? Làm như thế nào? Trong bao lâu? Có những khó khăn và thuận lợi nào? ai là chịu trách nhiệm chính trong việc gì?…

Kế hoạch rõ ràng, mục tiêu đủ lớn thì bạn mới kiên định đi đúng con đường mình vạch ra. Và khi đồng hành với nhau chúng ta sẽ cùng đến đích nhanh hơn nữa.

2. Thường xuyên nhìn lại kế hoạch tài chính gia đình.

Nhà Easy thì thường là  3 tháng 1 lần. Khi đó hai vợ chồng sẽ cùng xem xét trong thời gian đó tài sản, nợ, các khoản thu, chi…như thế nào. Điều này giúp phát hiện những vấn đề phát sinh trong việc thực hiện quản lý tài chính gia đình để từ đó cùng đưa ra hướng xử lý. Thêm nữa còn có ý nghĩa về mặt tinh thần. Khi cùng nhìn lại mục tiêu bạn sẽ có thêm động lực để cố gắng.

7 bước để vấn đề tài chính cho cặp đôi không còn là điều khó nói

Đơn giản nhất như việc ghi chép chi tiêu. Nếu không có mục tiêu rõ ràng là cần phải có ghi chép để điều chỉnh thói quen chi tiêu trong 1 thời gian dài. Cần có ghi chép để thực hiện kế hoạch tài chính gia đình thì bạn sẽ rất dễ nản. Như thời gian đầu Easy cũng ghi chép nhưng không dùng nó để điều chỉnh chi tiêu mà chỉ ghi chỉ để ghi mà thôi. Vì vậy việc ghi chép không đầy đủ, duy trì được một thời gian rồi dừng lại.

3. Sử dụng linh hoạt kiến thức quản lý tài chính

Luôn sử dụng linh hoạt kiến thức quản lý tài chính cá nhân, quản lý tài chính gia đình cho phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình. Việc linh hoạt áp dụng mới đem lại hiệu quả. Bạn có thể thử nghiệm phương pháp này, phương pháp kia nhưng quan trọng nhất là phải biết theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp với gia đình của mình.

tiet kiem chi tieu gia dinh

Đơn giản nhất là bạn sẽ tiết kiệm bao nhiêu % thu nhập của mình? Có người tiết kiệm 10%, 20%, 30%… Bạn cũng không thể máy móc áp dụng con số của ai đó vào gia đình mình được. Vì mỗi gia đình sẽ chi tiêu khác nhau, mục đích tiết kiệm cũng khác nhau. Bạn nên lập báo cáo tài chính gia đình cũng như lập kế hoạch tài chính để tìm ra con số phù hợp.

Như gia đình Easy % tiết kiệm trên thu nhập thay đổi theo từng giai đoạn. Và vì có định hướng rõ ràng Easy thấy việc tiết kiệm không quá khó khăn như mình đã từng nghĩ.

Đây là câu chuyện về quản lý tài chính gia đình của Easy. Hiện tại Easy khá hài lòng với cách làm của mình.

 Còn bạn thì sao? Bạn có kinh nghiệm gì hay đang gặp bất cứ vướng mắc gì trong việc quản lý tài chính gia đình? Hãy chia sẻ cùng Easy nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *