Hôm trước miền Bắc chuyển mùa, Easy dọn dẹp đồ mùa đông vào ngăn tủ bất giác nhìn thấy hộp đựng một đôi giày. Đôi giày này chắc cũng phải đến mười mấy năm rồi. Vỏ hộp hơi cũ 1 xíu, giày cũng có chút bạc màu nhưng vẫn còn đi tốt lắm. Có điều giờ đi đôi giày ấy chẳng còn phù hợp vì đây là 1 đôi giày dành cho cho tuổi 19, 20. Những vệt sơn Graffiti trên đôi giày như đang cười với Easy. Bất giác Easy cũng mỉm cười vì đôi giày ấy là kỷ niệm Easy mua tự thưởng cho mình khi nhận được tháng lương đầu tiên đi làm gia sư.

Những năm 20xx lương gia sư là 40k cho 1 tiếng. Đôi giày này giá hơn 1 triệu tương đương hơn 25 giờ dạy thêm. Easy nhớ mình đã đứng ở cửa hàng rất lâu trước khi mua. Nhưng rồi vẫn mua vì khi ấy Easy nghĩ phải yêu thương mình thật nhiều, phải sống hết mình cho hiện tại.

Nó cũng là bằng chứng cho những tháng năm độc thân, làm gì, tiêu gì chẳng cần nghĩ ai, cũng chẳng cần lo tương lai phía trước. 

Cũng vì lẽ đó sau những năm tháng đại học, điều Easy tích luỹ được nhiều nhất là kinh nghiệm làm việc, cách xử lý các mối quan hệ nhưng tiền thì là bằng 0. Chuyện này còn kéo dài cho đến khi có gia đình riêng và những năm đầu hôn nhân. 

tieu dung ca nhan

Đến một ngày Easy nhìn lại mình chẳng có một chút tiền tiết kiệm nào. Mọi chuyện sẽ rất bình thường nếu công việc vẫn tiếp diễn, gia đình moi người vẫn mạnh khoẻ nhưng… nếu không….thì sao?

Và rồi khi câu hỏi đó chưa có câu trả lời thì dịch Covid đến. Khỏi phải nói ai cũng biết cuộc sống đã đảo lộn như thế nào. Và lần đầu tiên Easy đã phải bắt tay vào làm chứ không phải chỉ đặt câu hỏi nữa. Đúng theo lời của thầy Phước Easy vẫn nói “Tài chính để làm không phải để bàn”. Khi mình đã biết phải làm những gì thì nên bắt đầu ngay với nó.

Câu chuyện của Easy chính là câu chuyện của rất nhiều gia đình trẻ. Thu nhập có nhưng chi tiêu cũng có nên tiết kiệm thì vô cùng khó. Cứ mỗi khi thu nhập tăng, tự khắc mức chi tiêu cũng phình ra tương ứng. Mức chi tiêu từ khi độc thân, đến khi có gia đình, có con nhỏ cứ lớn dần lớn dần tương thích với sự nỗ lực gia tăng thu nhập. Đấy cũng chính là 1 cách vận hành của quy luật Parkinson:

“Chi phí luôn tăng để tương thích với thu nhập"

Vậy nên bài toán về chi tiêu của Easy sẽ có rất nhiều lời giải một trong số đó là kiểm soát chi tiêu hợp lý. Vậy kiểm soát chi tiêu như thế nào là hợp lý. Liệu có bí quyết để kiểm soát chi tiêu hay nguyên tắc để kiểm soát chi tiêu nào không?

EasyFinteach ADsBanner 2

Easy có 1 gia đình nhỏ với mức thu nhập trung bình. Vì vậy Easy xin chia sẻ góc nhìn và cách làm của mình để mọi người cùng tham khảo nhé!

Như thế nào là kiểm soát chi tiêu hợp lý?

Về lý thuyết bạn có thể tìm kiếm định nghĩa của việc kiểm soát chi tiêu hợp lý tại bất kỳ đâu. Ví dụ “Kiểm soát chi tiêu hợp lý là quá trình quản lý và sử dụng tiền một cách thông minh và có tổ chức để đảm bảo rằng chi tiêu của bạn phản ánh mục tiêu và giá trị cá nhân của bạn, đồng thời không làm ảnh hưởng đến tài chính của bạn và tương lai của bạn.” Easy vừa hỏi CHAT GPT thì nhận được câu trả lời này đấy.

Nghe thật phức tạp đúng không?

Với Easy thì mọi thứ sẽ nên được Easy – đơn giản hoá. Vì vậy kiểm soát chi tiêu hợp lý sẽ gồm:

Kiểm soát chi tiêu hợp lý = Kiểm soát chi tiêu + hợp lý

Kiểm soát chi tiêu: Biết mình chi tiền cho cái gì? chi bao nhiêu? chi khi nào?

Hợp lý: Việc chi tiêu đấy có thực sự cần thiết không? 

Vì vậy hiểu đơn giản kiểm soát chi tiêu hợp lý nó như tên gọi của nó thôi. Đó là việc bạn quản lý được việc dùng tiền của mình để nó không làm ảnh hưởng xấu đến tài chính chung của bạn.

kiểm soát chi tiêu hợp lý

Vậy như thế nào là hợp lý? Easy hay áp dụng những nguyên tắc sau để kiểm soát việc chi tiêu của mình.

6 bước để bạn xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

Nguyên tắc kiểm soát chi tiêu hợp lý

Trước tiên “kiểm soát chi tiêu hợp lý” không phải là vấn đề duy nhất bạn sẽ gặp phải trong việc quản lý tài chính cá nhân. Vì vây bạn cần có bức tranh tổng quan về tài chính của mình. Bạn có thể tham khảo biểu mẫu bảng cân đối tài chính cá nhân của EasyFinteach. Nếu gặp vướng mắc trong việc sử dụng bạn có thể liên hệ EasyFinteach tại……Bạn sẽ nhìn nhận ra vấn đề về tài chính của mình đang vướng ở đâu để tháo gỡ.

Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này Easy sẽ chỉ đề cập đến một nội dung là kiểm soát chi tiêu hợp lý. Để kiểm soát chi tiêu hợp lý bạn có thể thực hiện đúng các nguyên tắc sau: 

  • Có kế hoạch chi tiêu: Bạn cần phân chia thu nhập thành các khoản chi như chi phí cho việc ăn uống, giáo dục, di chuyển, y tế, bảo hiểm…. Sau đó thực hiện chi tiêu đúng trong các khoản mục đề ra. Mỗi người sẽ có những kế hoạch chi tiêu khác nhau. Như gia đình nhỏ của Easy các khoản cần chi sẽ bao gồm: tiền sinh hoạt phí (tiền nhà, tiền gửi xe, tiền điện nước, itnernet, tiền ăn..), tiền đóng học, tiền chi cho bảo hiểm, đi lại….Mỗi loại Easy chia riêng tối đa không quá ⅔ thu nhập và tiết kiếm ⅓ thu nhập còn lại. Bạn có thể tiết kiệm nhiều hoặc ít hơn tuỳ vào nhu cầu thực tế của gia đình. 
  • Theo dõi việc chi tiêu: Việc định kỳ theo dõi chi tiêu là việc dễ làm và cũng dễ nản. Để làm sao kiên trì với việc này Easy sẽ đề cập ở 1 bài viết khác. Nhưng bạn nên nhớ đây là việc bắt buộc cần làm để kiểm soát chi tiêu của mình. Kế hoạch chi tiêu lập ra có tốt đến đâu nhưng nếu bạn không thực hiện đúng kế hoạch thì cũng chẳng có giá trị gì cả. Easy thường ghi lại các khoản chi tiêu ra bảng ecxel. Các bạn có thể dùng app chi tiêu hoặc bất cứ loại nào các bạn thấy tiện cho việc ghi chép cũng như xem lại kết quả.
  • Luôn biết rút kinh nghiệm và có những bài học về tài chính cho bản thân. Từ việc lập kế hoạch và việc thực hiện bạn sẽ nhận ra mình có thể làm tốt hơn nữa. Và bạn sẽ làm tốt được nhờ việc thực hành và học thêm các kiến thức về tài chính gia đình. Dần dần việc kiểm soát chi tiêu hợp lý của bạn càng ngày càng hiệu quả. 

Như Easy, khi ghi ra Easy có thể biết mình đang chi tiêu đúng theo kế hoạch hay không? Nếu không thì đang gặp vướng mắc ở đâu? sẽ giải quyết nó như thế nào? 

Trước đây hồi mới có con nhỏ Easy luôn bị vượt chi tiêu ở khoản chi phí khám bệnh cho con. Sau này nhờ các kiến thức học ở EasyFinteach Easy đã biết xây dựng quỹ dự phòng phù hợp với gia đình. Từ đó cũng kiểm soát chi tiêu tốt hơn hẳn. Mỗi một gia đình sẽ gặp khó khăn riêng với bài toán kiểm soát chi tiêu của mình. Vì vậy đừng ngần ngại nhìn thẳng vào nó và tìm ra giải pháp phù hợp.

quy du phong rui ro tai chinh

Có thể bạn cũng chưa định hình được kiến thức tài chính của mình đang ở mức nào. Vậy thì có thể thực hiện ngay bài trắc nghiệm tài chính cá nhân ngay khi đọc bài viết này. Chỉ cần vài phút thực hiện bạn sẽ biết được mình cần hoàn thiện kiến thức của mình ở đâu.

Tóm lại, chúng ta chỉ cần làm 3 việc: lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, thực hiện chi tiêu hợp lý, rút kinh nghiệm và hoàn thiện việc kiểm soát chi tiêu hợp lý.

Bạn có thể đọc bài viết về việc lên kế hoạch chi tiêu tại một bài viết khác. Nhưng vấn đề Easy thấy hay gặp phải khi kiểm soát chi tiêu chính là “Thực hiện chi tiêu hợp lý”.

Đa phần chúng ta rất dễ bị cám dỗ khi chi tiêu. Và Easy sẽ chia sẻ cách Easy làm nhé!

Làm thế nào để việc chi tiêu luôn hợp lý?

Có một sự thật là chúng ta luôn mua nhiều hơn những gì chúng ta thực sự cần và ai cũng dễ dàng bị chi phối bởi cảm xúc. Và mỗi người sẽ “chi tiêu không hợp lý” 1 kiểu. Khi ghi ghép chi tiêu chúng ta sẽ nhìn ra điểm yếu khi chi tiêu của mình là gì và khắc phục nó. 

Ở đây Easy chia sẻ câu chuyện về chính bản thên Easy. Kiểm soát chi tiêu hợp lý khiến Easy nhận ra mình rất hay những món đồ không có nhiều giá trị sử dụng. Thường Easy mua vì thấy nó thú vị và chỉ dùng 1 vài lần rồi để 1 góc. Đấy cũng là thói quen xấu làm tăng chi phí mà có thể khắc phục được. Và để khắc phục Easy làm như sau:

Đứng trước việc mua/không mua một món đồ. Easy thường đặt những câu hỏi như thế này để quyết định.

  • “Nếu Không mua món hàng/đồ này cuộc sống của bạn có bị ảnh hưởng xấu đi về tinh thần/sức khoẻ/thời gian/vật chất không?” – Đây là câu hỏi đánh giá mức độ cần thiết của món đồ muốn mua. Chỉ nhờ câu hỏi này mà Easy cũng loại được kha khá những thứ không cần thiết như: dụng cụ bóc tỏi, máy làm ấm khăn ướt, máy làm ấm ly cafe…

Nhưng đôi khi có những thứ thực sự chẳng cần thiết mà bạn lại rất thích nó. Tự nhiên bạn sẽ tìm được lý do mua. Vì vậy chúng ta chuyển sang câu thứ 2.

  • “Có giải pháp nào hợp lý hơn có thể thay thế cho việc món hàng/đồ này không?” – Đây là câu hỏi đánh giá tính phù hợp. Vì với sự đa dạng của hàng hoá chúng ta hoàn toàn dễ dàng tìm được thứ thay thế phù hợp. Một lần con gái Easy bị hỏng kính, 1 bên gọng bị gãy. Nếu mua 1 gọng kính mới giá khoảng 500k và cần cắt lại mắt kính giá 500k. Nhưng nếu chỉ mua 1 cặp gọng thay thế phần bị gãy thì chỉ 70k cũng không mất thêm chi phí cắt mắt kính mới. Tuy nhiên nếu đây là giải pháp duy nhất thì chúng ta có thể chuyển sang câu hỏi tiếp theo.
  • “Đây có phải là nơi mua hàng tốt nhất có thể về giá cả và chất lượng không?” – Câu hỏi về chi phí. Hiện tại các sàn thương mại điện tử cạnh tranh rất khốc liệt về giá, người mua cũng có nhiều lựa chọn hơn. Vì vậy nếu lựa chọn một món đò bạn nên dành thời gian ra cân nhắc mua ở đâu để lợi nhất cho mình. Như Easy khi mua đồ Easy sẽ so sánh giá và dịch vụ của nhà cung cấp. Sau đó đến phương thức thanh toán nào có lợi nhất cho mình. Một số phương thức thanh toán qua thẻ tín dụng cũng giúp người mua tiết kiệm được 1 khoản tương đối. Dịch vụ tốt cũng sẽ giảm về chi phí lắp đặt hoặc bảo hành.

Qua 3 câu hỏi bạn đã thấy món đồ này là cần thiết, là giải pháp duy nhất cho vấn đề của bạn, giá cả và chất lượng cũng là nơi tốt nhất có thể rồi. Vậy chúng ta đã mua chưa?

Hãy đến với câu hỏi cuối cùng

  • “Nếu 3 – 5 ngày sau mới có món hàng này thì khi đó bạn còn thực sự muốn mua món hàng này nữa không?” – Đây là câu hỏi để giải quyết vấn đề mua hàng bằng cảm xúc. Nếu câu trả lời là “có” thì hãy mua sau 3-5 ngày nữa. Lúc đó vẫn muốn mua thì bạn có thể mua. Nếu “không” thì bạn nên chấm dứt việc mua hàng đó ngay từ bây giờ. Vì đa phần những món hàng này bạn chỉ mua cho “vui” thôi.

Nhờ 4 câu hỏi này Easy đã giảm chi phí của mình xuống 10% trong 3 tháng liên tiếp và duy trì được việc kiểm soát chi tiêu hiệu quả.

Nhiều lúc, Easy nghĩ nếu được quay lại những năm tháng tuổi 20. Easy vẫn nói với mình khi ấy là cứ mua đôi giày mình thích. Vì mình xứng đáng được thưởng cho sự chăm chỉ và cố gắng. Nhưng Easy sẽ dặn Easy hồi 20 tuổi là nên học quản lý tài chính cá nhân để lên kế hoạch tài chính cá nhân từ sớm. Để 1 ngày nào đó sau 15 năm nữa, khi nhìn lại những gì mình đã làm không phải tiếc nuối giá mà mình được học sớm để biết cách quản lý tài chính cá nhân tốt hơn.

Còn bạn thì sao? Bạn đang ở tuổi 20 hay 30, 40? Bạn đang kiểm soát chi tiêu chi tiêu gia đình như thế nào? Bạn có những kinh nghiệm gì không? Hãy chia sẻ cùng Easy nhé!

Easy chúc bạn một cuộc đời bình an, luôn hạnh phúc với tài chính của mình. Và nếu bạn đang chưa tìm được một lời giải cho bài toán tài chính của gia đình. Hãy bắt đầu học tài chính với Easy nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *