Đừng nói “Chẳng cần dạy, rồi ai cũng sẽ biết dùng tiền”

Nhiều người cho rằng dùng tiền là không cần phải dạy, chỉ cần đến khi đủ lớn thì ai cũng sẽ biết cách. Lúc nhỏ có thể tiêu tiền hoang phí nhưng rồi lớn lên đi làm sẽ tự biết quý trọng đồng tiền. Lúc nhỏ không biết tiết kiệm lớn lên để chi dùng các khoản lớn sẽ phải biết tiết kiệm. Lúc nhỏ không biết tiêu tiền lớn lên có tiền sẽ tự biết mua sắm, biết đầu tư…

Nhìn vào thực tế 8X, 9X đúng là cũng không được dạy nhiều về tiền bạc ở gia đình, sau này đi học dù có học chuyên ngành tài chính hay không thì cũng chưa chắc bạn đã có kiến thức về tài chính cá nhân phục vụ cuộc sống. Bản thân Easy cũng là một trong số đó. Vậy mà đến khi trưởng thành thì cũng cứ phải dùng tiền, phải tiêu tiền.

Liệu có đúng như vậy không?

Easy nghĩ là “Không” Easy cho rằng  “Chẳng cần dạy rồi ai cũng biết dùng tiền” là một quan niệm sai lầm. Việc “chẳng cần dạy” mà vẫn biết chỉ dành cho những hành động mang tính bản năng.

Định nghĩa cơ bản về hành động bản năng “là những hành động tự nhiên, bẩm sinh, không cần học hỏi, mang tính di truyền, phản ứng nhanh chóng

Và dùng tiền không phải là một hành động bản năng? Easy sẽ phân tích nội dung này để bạn cùng tham khảo nhé.

Dùng tiền có phải là bản năng?

Bản năng là bẩm sinh tự nhiên có, nhưng một đứa trẻ vừa sinh, bạn đưa tiền cho bé, bé có biết tiêu tiền không?

Chắc chắn là không rồi. Ngay cả 1 người trưởng thành nếu từ bé đến lớn chưa từng nghe nói về tiền, sống ở nơi rừng sâu núi thẳm mà đưa cho tiền thì cũng không thể biết cách dùng.

Vì vậy chắc chắn biết dùng tiền không phải là một việc bản năng, không phải là một việc tự nhiên không ai dạy mà biết được.

Việc biết dùng tiền là cả một quá trình từ việc hiểu giá trị của tiền bạc, biết mệnh giá tiền, biết cách tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, đầu tư…

Và để trải qua quá trình đấy thì không thể “lớn lên sẽ biết” được.

Tuy nhiên sẽ có người bảo việc dùng tiền đúng là phải học nhưng tôi tự học, tôi chẳng cần ai dạy cả. Tôi chỉ cần lớn được va chạm với tiền là tôi sẽ biết cách dùng tiền. Liệu có phải việc dùng tiền tự học là được không?

Easy sẽ chia sẻ đến bạn những cách học dùng tiền nhé!

Học dùng tiền bằng cách nào?

Easy nghĩ đa phần việc học dùng tiền chúng ta có thể tự học hoặc được dạy nhưng sẽ có một số cách học sau:

Học bằng trải nghiệm thực tế

Cái này khá phổ biến này. Học bằng chính những gì mình thực tế đã trải qua. Người càng nhiều va vấp thì càng nhiều bài học. Bạn có tiền thì bạn cứ tiêu thôi sau đó tự rút ra bài học cho mình biết nên hay không nên tiêu tiền vào việc gì? 

Tương tự như vậy với việc đầu tư, việc kinh doanh, việc tiết kiệm…Cứ làm, rồi va vấp rồi rút kinh nghiệm.

Cách học này có ưu điểm đó là nếu có được bài học nào giá trị thì bạn sẽ nhớ và nhớ rất rất lâu. Cùng một nội dung đó mà đọc trên sách báo hay ai dạy chắc chắn bạn không thể nhớ lâu như vậy được. Tất cả là nhờ trải nghiệm thực tế đã để lại cho bạn những cảm xúc không thể nào quên. Đôi khi nó thực sự là những bài học “xương máu” bạn phải đánh đổi rất nhiều thứ để có được.

Tuy nhiên nhược điểm lớn của cách học này là hiệu quả nó mang lại cho mọi người rất khác nhau và “học phí” thì không “rẻ” một chút nào.

Hiệu quả mang lại khác nhau vì trải nghiệm của mỗi người về tài chính hoàn toàn khác nhau. Trải nghiệm này phụ thuộc nhiều vào nền tảng gia đình, xã hội và tính cách cá nhân. Hiểu đơn giản một người hướng nội, thích an toàn chắc chắn là bài học về đầu tư sẽ ít hơn một người hướng ngoại, ham thích thử những trải nghiệm tài chính mới…

Còn về “học phí” nó có thể là thời gian hoặc tiền bạc và cũng tuỳ với từng người. Có người chỉ cần qua 1 lần bị lừa đảo tự khắc sẽ cẩn trọng hơn để không mất thêm tiền nhưng có những người bị lừa những số tiền rất lớn mới thực sự tỉnh táo. Rồi cùng 1 nội dung có người chỉ cần vài tuần để nhận ra có người phải đánh đổi hàng chục năm trời.

Học từ chuyên gia, từ các khoá học

Đây là cách học từ những người đi trước đã từng thành công, có kinh nghiệm, có kiến thức. Nếu bạn học bằng phương pháp này chắc hẳn bạn đã có định hướng cụ thể cho việc học của mình và đánh giá được tương đối về bản thân. Bạn biết mình đang như thế nào? cần gì? mục tiêu ra sao?

Hiện tại có rất nhiều chuyên gia dạy về tài chính với những mục tiêu khác nhau. Có thầy dạy làm giàu, có cô dạy quản lý tài chính cá nhân, dạy đầu tư… Tuỳ vào nhu cầu của bạn sẽ có những khoá học phù hợp.

Cách học này thường sẽ đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên có một số yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả học của bạn như chất lượng giảng dạy, học viên chưa kiên trì học tập, không chủ động thực hành…

Vì vậy để việc học của mình hiệu quả bạn nên tìm hiểu kỹ về giảng viên của mình, đưa ra những tiêu chí về người thầy cũng như hiểu bản thân mình để từ đó tìm được người thầy phù hợp. Ở EasyFinteach – học viện đào tạo tài chính tự doanh thì dạy bằng chính trải nghiệm và những bài học của thầy Phước. Phong cách của Easy là cho kiến thức trở lên gần gũi, đơn giản. Mục tiêu là học viên khi học xong phải hiểu và bắt tay vào làm ngay thực tế. Bạn có thể tham khảo EasyFinteach trong con đường tìm kiếm người thầy của mình https://easyfinteach.edu.vn/

Học tài chính là 1 hành trình dài hãy kiên định với mục tiêu của mình, chăm chỉ và không ngừng cố gắng. Hãy học và hành động sớm để có được thành công như mong muốn nhé.

Tự học từ sách vở, tài liệu

Cách học này chi phí sẽ thấp hơn so với việc học từ chuyên gia và cũng giảm được chi phí hơn việc ngay lập tức học bằng trải nghiệm. Hiện nay nay kiến thức không thiếu, bạn có thể tìm được kiến thức mình muốn ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên không phải kiến thức nào cũng phù hợp với bạn. Chưa kể ở nhiều nguồn khác nhau kiến thức bạn thu về còn có sự mâu thuẫn mà nếu bạn không biết phản biện, phân tích thì rất dễ dẫn đến hiểu sai, hành động sai lầm.

Vì vậy phương pháp này chỉ phù hợp với bạn nào có khả năng biết chọn lọc và tự tổng hợp thông tin tốt. Việc chọn lọc giúp bạn giữ lại những kiến thức đúng, giá trị. Việc tổng hợp giúp bạn đúc kết được các bài học vào thực tế.

Nhìn chung đây là một cách học hiệu quả nhưng cần khá nhiều thời gian và cũng đòi hỏi trình độ nhất định ở người đọc. Với những người mới, kiến thức chưa có nhiều việc tự học này khó mà thành công được.

….

Điểm qua những cách học trên bạn sẽ thấy chẳng có cách nào là dễ dàng. Và thường một người phải kết hợp cả 3 cách để đạt được hiệu quả. Vậy với con cái chúng ta thì sao? Phải làm gì để dạy tài chính cho con, hay cứ để con tự lớn rồi biết cách dùng tiền?

Trước khi trả lời câu hỏi này Easy sẽ nói về những việc có thể xảy ra nếu không được dạy dùng tiền đúng cách nhé!

Không được dạy dùng tiền sẽ dẫn đến nhưng hệ luỵ gì?

Easy đã từng đặt ra câu hỏi này với chính mình vì Easy cũng là 1 phụ huynh có con nhỏ. Trước đây việc dạy dùng tiền không được chú trọng và Easy đã phải chật vật trong hành trình trưởng thành của mình. Giờ thì xã hội còn phát triển hơn rất nhiều, tài chính trở thành 1 trong 16 kỹ năng sống còn của thế kỷ 21.

Vì vậy nếu trẻ không được dạy về tài chính thì sẽ:

Hình thành thói quen xấu

Hiện nay trẻ con rất dễ tiếp cận với tiền, thậm chí là những khoản tiền không nhỏ. Đó có thể là tiền mừng tuổi, mừng sinh nhật những khoảng thưởng, cho tặng từ người thân. Nếu bạn không dạy con giá trị của tiền bạc, cách dùng tiền đúng, nên mua gì không nên mua gì thì trẻ sẽ có xu hướng không trân trọng tiền, tiêu xài hoang phí. Từ những thói quen đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Mắc sai lầm dùng tiền khi trưởng thành

Một đứa trẻ khi nhỏ không được dạy thì lớn lên rất dễ mắc sai lầm. Và nếu nó xảy ra càng muộn thì sẽ càng nghiêm trọng. Việc dạy trẻ về tiền từ nhỏ không phải để trẻ không mắc lỗi mà là để trẻ được tập dượt, được rút kinh nghiệm cho đến khi trưởng thành. Ví dụ khi trẻ biết cân nhắc giữa những thứ cần mua (đồ dùng học tập, sinh hoạt) và muốn (đồ chơi, các dịch vụ giải trí), trẻ sẽ biết phải chi tiền để mua gì. Sau này khi trưởng thành sẽ hạn chế mua sắm những thứ không cần thiết hoặc vượt quá khả năng chi trả, biết cách tiêu dùng thông minh.  Điều này tương tự khi bạn dạy trẻ những kiến thức khác liên quan đến tài chính.

Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý

Nếu không quản lý tài chính tốt thì chúng ta dễ lâm vào cảnh nợ nần. Một đứa trẻ không được dạy từ nhỏ mà cứ để cho lớn tự va vấp thì không tránh khỏi việc làm sai và phải trả giá. Mà đôi khi giá phải trả không chỉ là tiền.

Cái giá có thể là sự lo lắng, stress hoặc trầm cảm. Cái giá có thể là mẫu thuẫn trong gia đình giữa vợ chồng và con cái.

Thiếu định hướng trong cuộc sống

Nếu đứa trẻ được đáp ứng quá đầy đủ và dễ dàng mà không được dạy cách sử dụng đúng thì thường dùng tiền một cách thiếu suy nghĩ và hiểu sai giá trị của tiền bạc. Chúng sẽ sống một cuộc đời nhạt nhẽo chỉ có hưởng thụ, ích kỷ chỉ biết có tiền, thiếu sự chia sẻ và cảm thông với người khác.

Vì để cho con được rèn luyện tốt kỹ năng tài chính, vững vàng trước cuộc đời ba mẹ cần có những định hướng đúng để dạy con dùng tiền.

Định hướng đúng về việc dạy dùng tiền

Dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ: Từ khi trẻ 3 tuổi bạn có thể bắt đầu dạy con về tiền. Đơn giản bạn chỉ cho con hiểu là tiền có thể dùng để mua bán, đổi được bánh kẹo. Dạy con về hình dáng, màu sắc của tiền. Sau đó khi trẻ lớn hơn bạn cũng điều chỉnh các nội dung dạy phù hợp với con.

Để tham khảo về các dạy tư duy tài chính cho con bạn có thể đọc thêm ở khoá học

Dạy con tư duy tài chính của EasyFinteach

Lựa chọn phương pháp dạy phù hợp: Mỗi đứa trẻ sẽ có cá tính và sự tiếp thu khác nhau. Vì vậy bạn cần hiểu rõ con mình để lựa chọn phương pháp phù hợp. Easy có chia sẻ một số cách dạy con về tài chính bạn có thể tham khảo ở bài viết https://easyfinteach.edu.vn/dung-bo-lo-cach-lam-moi-khi-day-tai-chinh-cho-tre-em/

Luôn đồng hành cùng con: Không có một phương pháp nào đem lại hiệu quả tuyệt đối nếu không có sự đóng góp của ba mẹ. Vì vậy bạn hãy luôn bên con trong hành trình này. Đơn giản có thể chỉ là sự cổ vũ, quan sát những tiến bộ hàng ngày của con và đưa ra lời khuyên.

Trên đây là những chia sẻ của Easy, chúc các bé và ba mẹ hoàn thành xuất sắc hành trình dạy con tư duy tài chính. Và một lần nữa Easy xin nhắc lại ĐỪNG NÓI “CHẲNG CẦN DẠY, RỒI AI CŨNG SẼ BIẾT CÁCH DÙNG TIỀN”

Bạn phải dạy, dạy thật tốt để bé dùng tiền đúng, dùng tiền trong hạnh phúc, bình an.

Bài viết tương tự

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *