Bài viết hướng dẫn từng bước học tài chính cho người mới giúp bạn trả lời thắc mắc: “học tài chính thì cần học cái gì”? Liệu học kiến thức tài chính trong trường đại học có đủ? Hay bạn lựa chọn 1 khóa học tài chính ngắn hạn, một quyển sách? Hãy cùng EasyFinteach tìm hiểu về chủ đề này thông qua chia sẻ của Coach Nguyễn Bá Phước nhé!

Trong một buổi tư vấn tài chính, tôi nhận được câu hỏi từ một khách hàng tên Uyên thế này:

“Anh Phước ơi, em làm tài chính hơn 4 năm rồi, nhưng tới giờ em vẫn thắc mắc học tài chính là học cái gì?”.

Tôi hơi giật mình vì một người đã làm trong ngành tài chính 4 năm mà lại hỏi như vậy, trong khi phần đông học viên là những người mới, hầu như chưa bắt tay vào làm tài chính. 

“Vậy theo em, học tài chính là gì?” – Tôi hỏi.

Sau một hồi suy nghĩ khá lâu, Uyên trả lời:

“Em cũng không chắc nữa, lúc ở đại học thì em học kinh tế học vi mô, vĩ mô, rồi thống kê mà thấy cứ hàn lâm sao ấy, không áp dụng được gì. Sau đó, em học thêm chuyên môn như kế toán này kia, mà em lại không phải chuyên ngành kế toán nên cũng thấy chưa quá đỗi cần. Rồi đi làm thì học nghiệp vụ tài chính phục vụ cho công việc. Gần nữa thì học các lớp đầu tư, làm giàu. Em thấy cái nào liên quan tiền thì chắc là học tài chính!”

Tôi thấy khá thú vị với điều Uyên chia sẻ, “Em trả lời đúng rồi, tuy nhiên chưa được hệ thống, đó là lý do em trở nên bối rối không biết bắt đầu học từ đâu và ứng dụng như thế nào những điều này vào trong thực tế”. Vậy

EasyFinteach ADsBanner 2

Học tài chính là học cái gì?

Học tài chính là học kiến thức tài chính với mục tiêu là có thể ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày trong tiêu dùng, kinh doanh hay đầu tư tài chính, cụ thể là có thể trả lời 5 câu hỏi sau:

  • Nên/ không nên mua cái gì?
  • Khi nào mua là tốt nhất?
  • Nên mua với giá bao nhiêu?
  • Khi nào bán là tốt nhất?
  • Nên bán với giá bao nhiêu?

Kiến thức tài chính bao gồm:

Tài chính nền tảng

Phần này rất quan trọng vì nó là nguyên lý vận hành, nếu chúng ta vận hành theo đúng nguyên lý thì xác suất thành công sẽ cao hơn rất nhiều, cần ít nỗ lực hơn.

Nguoc song
Đi ngược xu hướng thường rất vất vã

Vận hành tài chính đúng nguyên lý nó tương tự như việc chúng ta bơi thuyền xuôi theo dòng nước vậy, khi đó chúng ta sẽ dễ dàng đến đích mà ít tốn công sức, còn nếu đi ngược dòng nước thì cũng có khả năng đến đích nhưng tỷ lệ rất nhỏ mà lại tốn nhiều công sức hơn.

Kiến thức nền tảng nó giống như khi chúng ta tập chạy xe máy thì việc đầu tiên phải hiểu nguyên lý vận hành của động cơ, tay ga, học cách hạ/ lên ga, cách vào số, đạp/ nhả thắng… khi thành thạo những thao tác này thì chúng ta mới phối hợp lại để TỰ xử lý những tình huống phức tạp, như muốn chạy nhanh hơn, vào cua, hay tránh né những cú “tạt đầu” của người khác…

Nền tảng gồm:

Kinh tế học vĩ mô, vi mô

Giống như Uyên có nói thì đây là một môn học ở đại học, đúng thật những kiến thức này rất to tát và hàn lâm, nên chúng ta có cảm giác bị ép học một cái gì đó quá xa vời, không ứng dụng được vào cuộc sống.

Nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi vì sao những môn hàn lâm như kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô hay triết học lại được liệt vào môn học đại cương, được dạy ngay từ những năm đầu chưa? Đó là bởi vì khi bạn nắm vững chúng, bạn sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức tài chính chuyên môn hay ứng dụng vào tài chính gia đình sau này, chúng ta có thể hiểu được nền kinh tế (của nước mình, thế giới) đang vận hành như thế nào, có ổn không, tiếp theo là gì để có kế hoạch ứng phó/ đón đầu cơ hội.

Vấn đề là, chúng ta phải học những kiến thức này khi chỉ mới 18 tuổi, cái tuổi chưa có nhiều trải nghiệm (đặt biệt là chưa có trải nghiệm về đầu tư, kinh doanh, hay các chức vụ quản lý) để có thể hiểu và cảm nhận. Khi đủ trải nghiệm, tôi và những người bạn – những nhà đầu tư, trong đó có cả giảng viên từng đào tạo chứng khoán trong trường đại học đều quay về tìm kiếm những nguyên lý cơ bản từ kinh tế học vĩ mô để hiểu sự vận hành của nền kinh tế, từ đó có những quyết định đúng đắn hơn trong đầu tư, kinh doanh. 

Nếu nắm vững kinh tế vĩ mô, bạn sẽ tự nhận định được những hiện tượng kinh tế đang xảy ra hàng ngày (vd như xu hướng lãi suất, lạm phát…) và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống, thị trường tài chính, chính trị xã hội… như thế nào trong thời gian tới, để dự đoán sớm hơn về những gì có thể xảy ra trong vòng 1, 2 năm tới – cái mà hầu hết mọi người phải chờ đến khi báo chí công bố mới biết được. Mà chờ như vậy thì quá muộn. 

Hãy nhớ, trên thị trường tài chính đối thủ của nhà đầu tư cá nhân chính là những quỹ đầu tư, ngân hàng, nhà đầu tư chuyên nghiệp, công ty chứng khoán, chủ doanh nghiệp. Họ điều là “phe” có nhiều thông tin và công cụ đầu tư hơn chúng ta. Do đó, muốn thắng phải hành động sớm hơn họ vài bước

– Nguyễn Bá Phước

Quản trị tài chính cá nhân

Mục tiêu của quản trị tài chính cá nhân là làm sao để thu vào được nhiều hơn, chi tiêu ít hơn, tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư lời hơn. Do đó, tôi có công thức như sau:

Quản trị tài chính cá nhân = Quản trị tài chính + Quản trị cá nhân

– Nguyễn Bá Phước

Quản trị tài chính tức là những gì chúng ta hiểu về các công thức tài chính, kiểu như: FV, PV, lãi kép, lãi đơn, IRR, NPV… cũng như hiểu biết về kinh tế vĩ mô để có thể tính toán khi ra quyết định tài chính. Quản trị tài chính thì cơ bản là dễ học vì nó cũng chỉ là vài công thức toán học cơ bản, quan trọng là bạn hiểu sâu sắc nguyên lý vận hành phía sau công thức đó sẽ tốt hơn là chỉ biết bấm máy tính hay dùng app để tính.

Quản trị cá nhân một cách đơn giản là quản trị bản thân của mỗi người, quản lý cái tham, sân, si, quản lý tính lười biếng, quản lý cái uy tính của mình, thậm chí biết nấu ăn, quét nhà cũng đã là biết quản trị tài chính. Vì sao?

Tôi thí dụ: Nếu bạn là người không biết nấu cơm, rửa chén, quét nhà thì bạn thường ăn ngoài hay thuê giúp việc, như thế chẳng phải là khó tiết kiệm hay sao? Thậm chí, bạn đi thuê mà không hiểu tính chất công việc nên định giá nó cao/ thấp hơn thị trường, như thế thì rõ ràng bạn không hiểu về tài chính, định giá.

Tài chính chuyên môn

Học chuyên môn thì đơn giản là học cái gì ra làm cái đó. Nếu bạn học kế toán thì khi vào làm việc bạn có thể là kế toán kho, kế toán tổng hợp, kế toán thuế… nói chung bạn sẽ chuyên sâu 1 chuyên môn nào đó.

Một số chuyên môn được dạy ở trường như:

  • Tài chính ngân hàng
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Kế toán – kiểm toán
  • Bảo hiểm
  • Chứng khoán

Cũng có những chuyên môn phải học ở đời hoặc các trung tâm như:

  • Đầu tư bất động sản
  • Đầu tư Forex hay Crypto… lưu ý: những hình thức đầu tư này không được pháp luật bảo vệ.
hoc tai chinh la hoc cai gi easy finteach
Phân lớp kiến thức tài chính: EasyFinteach có tổ chức đào tạo những kiến thức, kỹ năng được tô màu xanh

Tài chính ứng dụng

Sau khi có kiến thức nền tảng, quản lý được tài chính cá nhân thì mình phải tìm cách để đưa nó vào thực tế cuộc sống, nếu nói “tài chính nền tảng”, “tài chính chuyên môn” là học lý thuyết thì “Tài chính ứng dụng” chính là học thực hành. Cụ thể:

Quản lý tài chính gia đình sao cho “trong ấm ngoài êm”?

Kinh doanh như thế nào cho hiệu quả?

Đầu tư chứng khoán thì cần làm gì? Đâu là chiến lược đầu tư phù hợp với tôi? Đâu là chiến lược giúp tôi thuộc top 10% chiến thắng?

Tôi muốn Dạy con học về tài chính từ nhỏ thì có cách nào hiệu quả?

Làm thế nào để tôi có thể tư vấn tài chính cho người khác hiểu và nghe theo?

Học tài chính ở đâu?

Tài chính chuyên môn thường được dạy khá nhiều trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có chuyên ngành về kinh tế, hoặc các trung tâm dạy nghề về báo cáo thuế, nghiệp vụ kế toán… Bạn cũng có thể tìm một khóa học online ngắn hạn trên Edumall để học một chuyên môn cụ thể.

Để học kinh tế vĩ mô, vi mô ngoài chuyện học trong trường (thường thì chúng ta đã quá tuổi đến trường) nên bạn có thể tìm đọc các quyển sách giáo trình trong trường đại học, đặc biệt nên tham khảo sách “Kinh tế học vĩ mô” do Giáo sư N.Gregory Mankiw – Đại học Harvard viết, được Đại học Kinh Tế Tp.HCM dịch lại. Đây chắc chắn sẽ là quyển sách Kinh tế học vĩ mô hay nhất trong số những sách mà bạn từng học.

Kiến thức tài chính cá nhân hầu hết không được dạy ở trường mà chỉ có thể học được ở nhà, qua việc quan sát những người đi trước hoặc qua sách vở. Có 2 vấn đề trong việc học tài chính cá nhân:

Một là, thế hệ trước cũng không được học tài chính cá nhân nên phần lớn là vận hành tài chính theo bản năng, có thể đúng, có thể sai. Cho nên, nếu cứ mô phỏng và học theo thì cũng “hên xui” lắm.

Hai là, phần lớn sách vở nói nhiều về tư duy nhưng lại ít thực tế, hơn nữa, đa số sách là của nước ngoài, có nhiều nội dung không phù hợp với người Việt.

Một số quyển sách về tài chính cá nhân mà bạn có thể tìm đọc: Dạy con làm giàu (tập 1,2), Thịnh vượng tài chính tuổi 30 (tập 1), hay Bí quyết tay trắng thành triệu phú. Còn nếu muốn học kiến thức đã được hệ thống hóa, ít tốn thời gian và chi phí thì 3 khóa huấn luyện Khai phóng tư duy tài chính 1,2,3 tại EasyFinteach cũng là lựa chọn của nhiều gia đình.

Học tài chính để là gì?

Câu hỏi đặt ra là suy cho cùng học tài chính chuyên môn, tài chính nền tảng để làm gì?

Mọi hoạt động hàng ngày của con người điều liên quan đến tiền, nhưng hầu hết chúng ta chưa được dạy về tiền.

– Nguyễn Bá Phước

Nếu bạn để ý thì mọi hoạt động hàng ngày của con người điều liên quan đến tiền, mới sáng bước ra ăn sáng tốn tiền, chỡ con đi học tốn tiền xăng, đến trường đóng tiền học, về nhà đi chợ cũng tiền… thậm chí những hoạt động có vẻ không liên quan đến tiền lắm là đi làm từ thiện, đi chùa cũng cần có tiền.

Khi xài tiền (hay đầu tư tiền) thì có phải bạn phải trả lời 1 trong 5 câu hỏi này không?

  • Nên/ không nên mua cái gì?
  • Khi nào mua là tốt nhất?
  • Nên mua với giá bao nhiêu?
  • Khi nào bán là tốt nhất?
  • Nên bán với giá bao nhiêu?

Nhưng vấn đề là chúng ta chưa được dạy cách dùng tiền bài bản nên lúc ra quyết định đúng, lúc sai. Đầu tư thì lúc được, lúc mất, lúc lên voi, khi xuống chó, vô cùng bấp bênh, phần vì ra quyết định trong vô minh dẫn đến tâm lý bất an.

Do đó, học tài chính đơn giản là để có thể ra quyết định tài chính đúng đắn trong sự bình an, từ đó có thể kiểm soát tương lai tài chính gia đình một cách tốt nhất từ thế hệ này sang thế hệ khác.

– Nguyễn Bá Phước

Dưới đây là một ví dụ cụ thể khi ứng dụng kiến thức tài chính vào cuộc sống gia đình:

Ví dụ: Khi muốn mua Căn hộ chung cư thì những câu hỏi cần đặt ra là:

  • Thời điểm này mua có tốt không?
  • Bên chủ đầu tư bảo ngân hàng ngân hàng cho vay 70% như thế có rủi ro gì không?
  • Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của tôi ở căn hộ này bao nhiêu là hợp lý?…

Để trả lời được những câu hỏi này thì bạn phải dùng kiến thức:

  • Kinh tế học vĩ mô để biết thị trường Bất động sản đang trong giai đoạn nào, đang được hưởng lợi từ chính sách lãi suất thấp hay nhà nước có khả năng tăng lãi suất trong thời gian tới?…
  • Tài chính cá nhân để biết: Vay 70% là cực kỳ rủi ro, đặc biệt với những ai vét đến đồng tiền cuối cùng để mua, mà chưa có những khoản dự phòng cho phát sinh chi phí hay trong lãi vay có thể tăng trong tương lai.
  • Một chút kiến thức về Ngân hàng để hiểu: Ngân hàng đang cho vay với lãi suất thả nổi hay cố định? Cách tính lãi suất như thế đã hợp lý chưa? Khi vay nên trải lãi bằng nhau các kỳ hay chọn lãi suất giảm dần là hợp lý. Nếu đi vào ngân hàng mà họ yêu cầu mua bảo hiểm nhân thọ mới cho vay có sai quy định của pháp luật không? …
lai suat tha noi 1
Lãi suất thả nổi

Ngoài ra còn rất nhiều câu hỏi cụ thể khác như:

  • Làm thế nào để hạn chế được sự mất giá của đồng tiền?
  • Làm thế nào để một người chưa biết gì về tài chính cũng được tự do tài chính?
  • Làm thế nào để không mất tiền khi tham gia đầu tư, kinh doanh?
  • Nên mượn tiền mua nhà bao nhiêu % là hợp lý?
  • Lãi suất ngân hàng đang thấp có nên vay mua nhà không?
  • Nên mua nhà hay ở nhà thuê?
  • Đầu tư vào đâu để năm 45 tuổi tự do tài chính?
  • Lạm phát cao có nên mua đất không? Vì sao?
  • Làm thế nào để dạy con 5,10,15 tuổi học về tài chính?
  • Có nên mua bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư hay mua bảo hiểm riêng rồi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Bắt đầu học tài chính từ đâu?

Uyên lại hỏi tôi: Thế em phải học hết “cái đống” đó hả?

Không, học vậy có mà chết. Đầu tiên, em chỉ cần học kiến thức nền tảng trước mà quan trọng nhất là Tài chính cá nhân vì nó gần gũi và ứng dụng được ngay, sau đó mới đến Kinh tế học vĩ mô, vì cái này học rất khó, cần thời gian trải nghiệm, đọc thêm các bài báo về tài chính, theo dõi, quan sát tình hình kinh tế trong nước và thế giới thì mới hiểu được.

Đối với kiến thức chuyên môn, giờ không phải thi vô trường đại học để học như lúc 18 tuổi đâu, em chỉ chọn cái gì cần cho cuộc sống mà nghiên cứu thôi, ví dụ muốn đầu tư chứng khoán thì tìm lớp chứng khoán mà học, muốn mua trái phiếu thì Google, Youtube mà học, muốn tìm hiểu các loại lãi suất cũng có thể Google…

Lộ trình học tài chính toàn diện tại EasyFinteach

Sau nhiều năm giảng dạy, EasyFinteach cũng đã tạo ra “Bộ khóa học tài chính gia đình toàn diện” để giúp bạn học tài chính dễ dàng bằng phương pháp “hình hóa và trò chơi tài chính”, bạn có thể học học theo lộ trình như sau:

Đầu tiên bạn bắt buộc phải học khóa học nền tảng về tài chính cá nhân, vĩ mô là: Khai phóng tư duy tài chính 1. Khóa học này không giúp bạn kiếm được tiền nhanh, nhưng sẽ giúp bạn giữ-được-rất-nhiều-tiền.

Sau khi đã có kiến thức nền tảng rồi thì bạn có nhu cầu về môn nào thì học môn đó, ví dụ:

  • Nếu bạn muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán với lợi nhuận kỳ vọng khoảng 12%/ năm, không mất nhiều thời gian mà vẫn có thể tự do tài chính với số vốn từ 50K/ ngày thì học: Khai phóng tư duy tài chính 2
  • Nếu bạn muốn đầu tư vào CỔ PHIẾU có khả năng tăng trưởng cao (khoảng 20%/ năm), và rủi ro thấp thì có thể học: Khai phóng tư duy tài chính 3 để dở hữu 14 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng.
  • Khi muốn TỰ rèn luyện, hoặc cho con tự vừa chơi vừa học tài chính thì bạn nên tham khảo trò chơi EZWorld – Tài chính phiêu lưu ký đọc quyền của EasyFinteach.

Để tiết kiệm chi phí khi học những khóa học trên bạn có thể tham khảo “Gói thành viên tinh hoa trọn đời EMC” – đây cũng là sản phẩm được nhiều người lựa chọn nhất tại EasyFinteach giúp bạn tiết kiệm hàng chục triệu đồng học phí.

Lời kết

“Tài chính để làm, không phải để bàn” nên tôi hy vọng sau khi đọc bài này bạn rút ra cho mình được một điều gì đó và có hành động cụ thể giúp cải thiện việc học và “LÀM” tài chính của mình.

Chúc bạn may mắn và thành công!

PS: Nếu có câu hỏi nào hoặc nhận được giá trị từ bài viết này, bạn để lại bình luận bên dưới nha. Cảm ơn!

5/5 - (3 bình chọn)

Có 4 bình luận

  1. Diễm Hà nói rằng:

    Cảm ơn thầy. Em chờ lớp mới ạ.
    Dạo này thầy vẫn thức khuya dậy sớm hay đi ngủ sớm và dậy sớm ạ ?

  2. Pingback: 18+ câu hỏi thường gặp khi bắt đầu học tài chính tại EasyFinteach - EasyFinteach

  3. Pingback: Giới thiệu về khoá học "Khai phóng tư duy tài chính 1" - EasyFinteach

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *